Giáo dục châu Âu – Con chim họa mi vẫn hót! 

Không chỉ mang âm vọng kháng chiến mà còn góp tiếng nói phản chiến. “Giáo dục châu Âu” của Romain Gary lấy bối cảnh Ba Lan trong Thế chiến II và đặt tầm quan trọng lớn lao vào trận Stalingrad. Tác phẩm vừa mỉa mai vừa hy vọng, vừa phủ định vừa tái khẳng định niềm tin vào văn minh và nhân tính. Đầu tiên, nhưng không hẳn đầu tiên.  “Giáo dục châu Âu” (tựa gốc “Éducation européenne”) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Romain Gary, nhà văn duy nhất đã hai lần đoạt giải Goncourt danh giá.  Phiên bản đầu tiên của tác phẩm này được Romain Gary viết vào năm 1943 bằng tiếng Pháp, trong khoảng thời gian ông là phi công thuộc Không quân Pháp tham gia chiến đấu trong Thế chiến II. Cuốn sách sau đó được dịch sang tiếng Anh và xuất bản vào năm 1944 với tựa “Forest of anger”. Bản tiếng Pháp được tác giả sửa chữa và xuất bản lần đầu năm 1945, phiên bản này đã được Đỗ Tử Trình chuyển ngữ và Nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành năm 1988 với tên gọi “Bao người chờ đợi”.  Còn “Giáo dục châu Âu” do Cao Việt Dũng chuyển ngữ và Xuất bản Khác phát hành năm 2023 là phiên bản mà Romain Gary đã chỉnh sửa và Gallimard xuất bản năm 1956.  Như vậy, có thể nói rằng “Giáo dục châu Âu” là phiên bản trưởng thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Romain Gary.  Đọc thêm: Sách trong sách.  Tác phẩm gồm 33 chương và phần vĩ thanh, xoay quanh nhân vật chính Janek.  Janek, cậu bé Ba Lan 14 tuổi, là toàn bộ những gì còn lại của bố mẹ cậu, sau khi hai đứa con trai lớn đã bị bọn phát xít Đức giết hại. Bố Janek, bác sĩ Twardowski đã đưa con trai nhỏ rời làng Sucharki đến trốn ở một căn hầm bí mật tự đào trong khu rừng Wilejka, nơi ông đã chuẩn bị chăn, đệm, diêm, lò, khoai tây, và một khẩu súng ngắn. Bố quay lại với Janek hai lần, sau đó, không có lần sau nữa.  Janek không kịp biết rằng, mẹ cậu đã bị bọn SS bắt đi trong chiến dịch “sói-trong-rừng” rồi bị tung cho khoái lạc của bọn lính Đức, và bố cậu đã mãi mãi ngã xuống dưới họng súng Đức sau nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vợ mình.  33 chương chính của “Giáo dục châu Âu” chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một năm, quăng – đứa trẻ Janek ngây thơ, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương của gia đình và những câu chuyện về người anh hùng Old Shatterhand và Winetoo với niềm tin trong sáng vào lòng tốt bẩm sinh của nhân loại – vào thẳng dòng chảy thời đại để chiến đấu chống lại cái đói, cái lạnh, nỗi tuyệt vọng và chiến tranh, để rồi cuối cùng Janek đã trở thành một chiến binh thực thụ. Một khóa học thời hạn một năm bao trọn gói trưởng thành cấp tốc.  Trong khu rừng Wilejka bị vây hãm bởi kẻ thù, vì là con trai của bác sĩ Twardowski đáng tôn kính nên Janek dễ dàng được mọi người đón nhận. Cậu học sống như một người du kích và gặp gỡ những người du kích thuộc nhiều nhóm khác nhau, họ đến từ nhiều tầng lớp với từng hoàn cảnh khác nhau, chiến đấu bằng nhiều cách khác nhau với niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Có một người du kích tên là Dobranski, thuộc một nhóm sinh viên đại học tại Wilno, anh lớn hơn Janek 10 tuổi, là người đã học hết những gì mà Janek sẽ học trong một năm định mệnh ấy, cũng là người chứng kiến hành trình trưởng thành đầy đớn đau và giằng xé của Janek.  Dobranski đang viết một cuốn sách mà anh mong rằng nó sẽ trở thành một nơi nương náu, nơi chứa đựng toàn bộ những gì mà con người tuyệt vọng có thể tin rằng họ không đơn độc và tiếp tục sống. Nhưng anh đã không kịp hoàn thành. Khi tiếng đại bác báo hiệu cuộc chiến đến hồi kết, Dobranski nằm trên cỏ bên bờ Wilejka, với một vết đạn trên người.  “…  – Janek.  – Em đây. Em đã không rời khỏi anh.  – Tôi đã không có thời gian viết xong cuốn sách của tôi.  – Anh sẽ viết nốt nó.  – Không. Tôi đề nghị cậu kết thúc nó hộ tôi.  – Anh sẽ tự kết thúc nó.  – Hứa với tôi…  – Em hứa.  – Hãy nói với họ về cái đói và cái lạnh buốt giá, về hy vọng và tình yêu…”  Vĩ thanh, ba năm sau đó, trung úy Twardowski trở về khu rừng Wilejka, đặt một cuốn sách lên cửa căn hầm nhỏ bí mật, căn hầm đã bị lấp mãi mãi để ôm ấp thi hài người bạn thân nhất của cậu. Cuốn sách đó tên là “Giáo dục châu Âu”. Con chim họa mi vẫn hót!  “Giáo dục châu Âu” là một cái tên vừa mỉa mai vừa hy vọng, vừa phủ định vừa tái khẳng định niềm tin vào văn minh và bản chất tốt đẹp của con người.  Châu Âu đã có một nền văn minh nơi sinh ra những ý tưởng đẹp đẽ và truyền cảm hứng tuyệt vời cho các tác phẩm lớn về tự do, về bình đẳng, về bác ái, về phẩm giá con người. Nhưng cũng chính châu Âu đã sinh ra một nền văn minh thuần túy vị lợi đã đi đến tận cùng, nghĩa là đến các trại lao động cưỡng bức, nơi thực thi một nền giáo dục khác là sự giáo dục từ những đội hành quyết, sự nô lệ, sự tra tấn, sự hiếp dâm – sự phá hủy mọi thứ làm đẹp cho cuộc đời. “Ở châu Âu người ta có những đại giáo đường cổ nhất, những Đại học cổ nhất và lừng danh nhất, những hiệu sách lớn nhất và chính ở đó người ta được nhận giáo dục tốt nhất – từ tất tật các ngóc ngách trên thế giới, dường như vậy, người ta đến châu Âu để học hành. Nhưng sau rốt, toàn bộ những gì mà giáo dục châu Âu lừng danh đó đã dạy cho ta, ấy là là

Dec 2, 2024 - 21:22
 19
Giáo dục châu Âu – Con chim họa mi vẫn hót! 

Không chỉ mang âm vọng kháng chiến mà còn góp tiếng nói phản chiến. “Giáo dục châu Âu” của Romain Gary lấy bối cảnh Ba Lan trong Thế chiến II và đặt tầm quan trọng lớn lao vào trận Stalingrad. Tác phẩm vừa mỉa mai vừa hy vọng, vừa phủ định vừa tái khẳng định niềm tin vào văn minh và nhân tính.

Giao duc chau Au Romain Gary reviewsach.net

Đầu tiên, nhưng không hẳn đầu tiên. 

“Giáo dục châu Âu” (tựa gốc “Éducation européenne”) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Romain Gary, nhà văn duy nhất đã hai lần đoạt giải Goncourt danh giá. 

Phiên bản đầu tiên của tác phẩm này được Romain Gary viết vào năm 1943 bằng tiếng Pháp, trong khoảng thời gian ông là phi công thuộc Không quân Pháp tham gia chiến đấu trong Thế chiến II. Cuốn sách sau đó được dịch sang tiếng Anh và xuất bản vào năm 1944 với tựa “Forest of anger”. Bản tiếng Pháp được tác giả sửa chữa và xuất bản lần đầu năm 1945, phiên bản này đã được Đỗ Tử Trình chuyển ngữ và Nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành năm 1988 với tên gọi “Bao người chờ đợi”. 

Còn “Giáo dục châu Âu” do Cao Việt Dũng chuyển ngữ và Xuất bản Khác phát hành năm 2023 là phiên bản mà Romain Gary đã chỉnh sửa và Gallimard xuất bản năm 1956. 

Như vậy, có thể nói rằng “Giáo dục châu Âu” là phiên bản trưởng thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Romain Gary. 

Đọc thêm:

Sách trong sách. 

Tác phẩm gồm 33 chương và phần vĩ thanh, xoay quanh nhân vật chính Janek. 

Janek, cậu bé Ba Lan 14 tuổi, là toàn bộ những gì còn lại của bố mẹ cậu, sau khi hai đứa con trai lớn đã bị bọn phát xít Đức giết hại. Bố Janek, bác sĩ Twardowski đã đưa con trai nhỏ rời làng Sucharki đến trốn ở một căn hầm bí mật tự đào trong khu rừng Wilejka, nơi ông đã chuẩn bị chăn, đệm, diêm, lò, khoai tây, và một khẩu súng ngắn. Bố quay lại với Janek hai lần, sau đó, không có lần sau nữa. 

Janek không kịp biết rằng, mẹ cậu đã bị bọn SS bắt đi trong chiến dịch “sói-trong-rừng” rồi bị tung cho khoái lạc của bọn lính Đức, và bố cậu đã mãi mãi ngã xuống dưới họng súng Đức sau nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vợ mình. 

33 chương chính của “Giáo dục châu Âu” chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một năm, quăng – đứa trẻ Janek ngây thơ, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương của gia đình và những câu chuyện về người anh hùng Old Shatterhand và Winetoo với niềm tin trong sáng vào lòng tốt bẩm sinh của nhân loại – vào thẳng dòng chảy thời đại để chiến đấu chống lại cái đói, cái lạnh, nỗi tuyệt vọng và chiến tranh, để rồi cuối cùng Janek đã trở thành một chiến binh thực thụ. Một khóa học thời hạn một năm bao trọn gói trưởng thành cấp tốc. 

Trong khu rừng Wilejka bị vây hãm bởi kẻ thù, vì là con trai của bác sĩ Twardowski đáng tôn kính nên Janek dễ dàng được mọi người đón nhận. Cậu học sống như một người du kích và gặp gỡ những người du kích thuộc nhiều nhóm khác nhau, họ đến từ nhiều tầng lớp với từng hoàn cảnh khác nhau, chiến đấu bằng nhiều cách khác nhau với niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Có một người du kích tên là Dobranski, thuộc một nhóm sinh viên đại học tại Wilno, anh lớn hơn Janek 10 tuổi, là người đã học hết những gì mà Janek sẽ học trong một năm định mệnh ấy, cũng là người chứng kiến hành trình trưởng thành đầy đớn đau và giằng xé của Janek. 

Dobranski đang viết một cuốn sách mà anh mong rằng nó sẽ trở thành một nơi nương náu, nơi chứa đựng toàn bộ những gì mà con người tuyệt vọng có thể tin rằng họ không đơn độc và tiếp tục sống. Nhưng anh đã không kịp hoàn thành. Khi tiếng đại bác báo hiệu cuộc chiến đến hồi kết, Dobranski nằm trên cỏ bên bờ Wilejka, với một vết đạn trên người. 

“… 

– Janek. 

– Em đây. Em đã không rời khỏi anh. 

– Tôi đã không có thời gian viết xong cuốn sách của tôi. 

– Anh sẽ viết nốt nó. 

– Không. Tôi đề nghị cậu kết thúc nó hộ tôi. 

– Anh sẽ tự kết thúc nó. 

– Hứa với tôi… 

– Em hứa. 

– Hãy nói với họ về cái đói và cái lạnh buốt giá, về hy vọng và tình yêu… 

Vĩ thanh, ba năm sau đó, trung úy Twardowski trở về khu rừng Wilejka, đặt một cuốn sách lên cửa căn hầm nhỏ bí mật, căn hầm đã bị lấp mãi mãi để ôm ấp thi hài người bạn thân nhất của cậu. Cuốn sách đó tên là “Giáo dục châu Âu”.

reviewsach.net Giao duc chau Aureviewsach.net Giao duc chau Au

Con chim họa mi vẫn hót! 

“Giáo dục châu Âu” là một cái tên vừa mỉa mai vừa hy vọng, vừa phủ định vừa tái khẳng định niềm tin vào văn minh và bản chất tốt đẹp của con người. 

Châu Âu đã có một nền văn minh nơi sinh ra những ý tưởng đẹp đẽtruyền cảm hứng tuyệt vời cho các tác phẩm lớn về tự do, về bình đẳng, về bác ái, về phẩm giá con người. Nhưng cũng chính châu Âu đã sinh ra một nền văn minh thuần túy vị lợi đã đi đến tận cùng, nghĩa là đến các trại lao động cưỡng bức, nơi thực thi một nền giáo dục khác sự giáo dục từ những đội hành quyết, sự nô lệ, sự tra tấn, sự hiếp dâm – sự phá hủy mọi thứ làm đẹp cho cuộc đời.

“Ở châu Âu người ta có những đại giáo đường cổ nhất, những Đại học cổ nhất và lừng danh nhất, những hiệu sách lớn nhất và chính ở đó người ta được nhận giáo dục tốt nhất – từ tất tật các ngóc ngách trên thế giới, dường như vậy, người ta đến châu Âu để học hành. Nhưng sau rốt, toàn bộ những gì mà giáo dục châu Âu lừng danh đó đã dạy cho ta, ấy là làm thế nào tìm được lòng can đảm cùng những lý do tốt, đủ đáng giá, đủ sạch sẽ, để giết một người đã chẳng hề làm gì ta.” 

Đó là bài học đau đớn nhất mà Janek đã nhận ra sau khi lập chiến công đầu tiên kể từ lúc gia nhập du kích, tự thực hiện đến nơi đến chốn một nhiệm vụ ái quốc và giết người như một chiến binh vì tự do thiện nghệ nhất. Cậu buộc phải can đảm, buộc phải có niềm tin vào tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến mà mình tham gia, vì bên phía đối địch là bên đã kích hoạt tất thảy những hãi hùng ấy. Khó khăn nhất là khi cậu hiểu rõ, có những người lính Đức không thực sự man rợ như chính phủ của họ, nhưng đã hiển nhiên bị xếp vào phe đối địch rồi. 

“Sẽ sớm kết thúc thôi. Có lẽ là mùa xuân tới. Và lúc ấy, tôi thề đấy, không còn sự căm ghét nữa, không còn giết chóc nữa. Cậu sẽ thấy. Hòa bình, sự xây dựng một thế giới mới… Cậu sẽ thấy.” 

Dobranski nói mải miết, về tự do, về tiến bộ, về hòa bình, về tình bạn, về tình anh em, về tình yêu phổ quát. Dobranski nói như một con họa mi đang hót, về các dân tộc đoàn kết và đồng lòng, về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, về đại giáo đường, những quyển sách và cái đẹp… Con chim họa mi vẫn hót, tiếng hót thánh thót đong đầy niềm hy vọng, vực dậy con người từ trong cơn khốn cùng tuyệt vọng. 

“Giáo dục châu Âu” là câu chuyện trưởng thành từ chiến tranh của Janek và truyền tải tư tưởng dẫn đường cốt yếu của Dobranski, người viết “Giáo dục châu Âu”, hay chính là tác giả Romain Gary. 

“Giáo dục châu Âu” giống như khúc ca hy vọng của một con chim họa mi, xuyên qua kỷ nguyên, thấu tỏ mọi nguồn cơn bĩ cực, nhưng vẫn hót bài hát vĩnh cửu truyền lòng tin và cảm hứng.

Và, con chim họa mi vẫn hót! 

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ