Nhà khoa học mang tâm hồn thi sĩ
Tôi quen GSVS lần đầu ở vùng non xanh nước biếc linh thiêng Yên Tử. Một thời gian sau, ông tặng tôi tập thơ Thi vân Yên Tử. Tôi đọc những câu thơ trong tập thơ và thấy hay, thấy thích, đích thực là thơ: Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm Tiếng sáo thiền ca vui bất tận Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng Tháng trước, GSVS Hoàng Quang Thuận tặng tôi cuốn Nhà Khoa học mang tâm hồn thi sĩ (NXB Đại học Quốc gia TPHCM). Tập sách bao gồm các bài viết của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Việt Nam. In trang trọng ở trang đầu tiên là những dòng chữ viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời: "Bác đã nhận được tập thơ Thi Vân Yên Tử của cháu gửi tặng. Đã đọc một mạch mấy bài liền, thấy hay... Đọc những bài thơ hay, đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn..." (Tết Giáp Thân 2004). Trong bài viết Một hồn thơ sau những bức tranh tôn giáo, nhà thơ Hữu Thỉnh - Nguyên Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam - khi đọc Thi vân Yên Tử đã cho rằng: "Thơ anh có đủ yếu tố của thơ thiền, một sự hòa quyện say đắm giữa cảnh và tình. Tất cả tạo nên một bức tranh tôn giáo trầm mặc và sống động, thanh khiết mà run rẩy. Hoàng Quang Thuận đặt vào đây tất cả phần hồn, phần cảm của mình, còn chữ nghĩa vẫn là những vật liệu thông thường như ta vẫn gặp. Hình như anh không để ý lắm đến nghệ thuật, cách tân mà cứ thả bút theo dòng chảy của tâm hồn. Thơ của Hoàng Quang Thuận là những bức tranh đan dệt bằng tâm hồn của một nhà khoa học... Có những nhà khoa học xuất thần làm một bài thơ rồi để đấy, dành trọn thì giờ cho khoa học, còn Hoàng Quang Thuận anh vẫn là một nhà khoa học đồng thời là một người thơ..." (trang 67, 68). Nhà thơ Trần Nhuận Minh - Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh viết: “Hoàng Quang Thuận sinh năm 1953 tại Quảng Bình, không biết ông đến Yên Tử lần đầu tiên vào năm nào và điều gì ở đây đã chinh phục hoàn toàn tâm hồn ông, để Yên Tử trở thành cõi đi về trong suốt cuộc đời làm khoa học - đồng thời làm thi sĩ của ông. Ông đã xuất bản hai tập thơ. Tập thơ Thi vân Yên Tử, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, in năm 1998... Tôi đã được xem thư của Tổng thống Pháp R.Chirrac, Tổng thống Mỹ B.Clinton gửi cho tác giả bày tỏ lòng trân trọng và cảm ơn... Khát vọng hướng thiện và những câu thơ đặc sắc hương thiền đã góp công làm cho mỗi mái chùa, mỗi ngọn tháp, mỗi vách núi, mỗi khe suối, mỗi nhành cây, mỗi ánh trăng, mỗi tiếng chim... ở đây thành một vang hưởng tâm hồn và bay xa đến tận những vùng sáng ở tận phía Tây bán cầu..." (trang 204, 205). Tôi quen biết GSVS nhiều năm nay, bắt đầu từ lần gặp nhau ở Yên Tử. Thỉnh thoảng vào TPHCM, tôi có ghé nhà chơi. Vợ ông - bà Phan Thị Kim Thanh - thuộc dòng tộc Hoàng gia Triều đình nhà Nguyễn. Bà xinh đẹp, thông minh... Gia đình bà là gia đình hiếu học. Hai con trai đều là giáo sư, tiến sĩ đều tốt nghiệp ở nước ngoài. Cô con gái út là cử nhân. Có lần Hoàng Quang Thuận mời vợ chồng tôi đi Tràng An - Bái Đính, cố đô Hoa Lư. Lần ấy vợ của ông chủ Tràng An - Bái Đính dẫn chúng tôi đi tham quan khu du lịch tâm linh nổi tiếng này. Tôi lần đầu được thấy chim Phượng Hoàng, đi thuyền qua những dòng suối trong vắt, thăm vũng Sáng, đảo Si, vũng Thắm... vào thắp hương ở đền thờ vua Đinh, và nơi vua nhà Trần đã đến, giờ là một ngôi đền thiêng. Đêm ấy chúng tôi ngủ lại trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong Bích Động do vợ chồng ông chủ Tràng An xây. Độ 6h, tôi thức dậy ra sân tập thể dục, ngắm cảnh thiên nhiên, nghe chim kêu, vượn hót. Thấy Hoàng Quang Thuận ngủ ở phòng bên gọi "Anh Dương Kỳ Anh, vào đây, vào đây". Tôi vào phòng Hoàng Quang Thuận thấy mấy xấp giấy để trên bàn, viết đầy chữ, vẫn còn nguyên màu mực. Thuận bảo: "Lạ lắm, lạ lắm, đang ngủ độ nữa đêm em mơ thấy giấc mơ lạ lắm. Em tỉnh dậy và trong đầu em tuôn trào những câu thơ, em chép đầy cả tập giấy này". Tôi cầm tập giấy còn nguyên màu mực, đúng là những bài thơ! Đó chính là tập thơ Hoa Lư thi tập - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ấn hành năm 2010. Giải thích hiện tượng lạ về những câu thơ “thần hứng” ở Yên Tử cũng như ở Hoa Lư, nhà thơ Hữu Việt trong bài viết Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử cho rằng: "Về thời gian làm thơ và số lượng những bài thơ là sự lạ, nhưng không phải là không giải thích được... Khi người ta tập trung cao độ vào một việc gì đó trong một thời gian dài thì giới hạn giữa vô thức và nhận thức có thể bị xóa nhòa và xảy ra hiện tượng 'nhập thần' như trên" (trang 79). Trong bài viết Những câu thơ từ Yên Tử, nhà thơ Ngô Văn Phú sinh thời cho rằng: "Một nhà khoa học, không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, mà khi đối cảnh sinh tình, hơi thở của thiên nhiên đã thấm vào cảm hứng trinh nguyên trước một thắng cảnh nổi tiếng mấy trăm năm. Tôi nói anh Hoàng Quang Thuận, đó chính là lòng thành mà Phật độ cho anh đấy!". Có lẽ ở xứ ta chưa có một GSVS nào say thơ, làm thơ, trở thành nhà thơ như GSVS H

Tôi quen GSVS lần đầu ở vùng non xanh nước biếc linh thiêng Yên Tử. Một thời gian sau, ông tặng tôi tập thơ Thi vân Yên Tử.
Tôi đọc những câu thơ trong tập thơ và thấy hay, thấy thích, đích thực là thơ:
Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng
Tháng trước, GSVS Hoàng Quang Thuận tặng tôi cuốn Nhà Khoa học mang tâm hồn thi sĩ (NXB Đại học Quốc gia TPHCM).
![]() |
Tập sách bao gồm các bài viết của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Việt Nam. |
In trang trọng ở trang đầu tiên là những dòng chữ viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời: "Bác đã nhận được tập thơ Thi Vân Yên Tử của cháu gửi tặng. Đã đọc một mạch mấy bài liền, thấy hay... Đọc những bài thơ hay, đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn..." (Tết Giáp Thân 2004).
Trong bài viết Một hồn thơ sau những bức tranh tôn giáo, nhà thơ Hữu Thỉnh - Nguyên Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam - khi đọc Thi vân Yên Tử đã cho rằng: "Thơ anh có đủ yếu tố của thơ thiền, một sự hòa quyện say đắm giữa cảnh và tình. Tất cả tạo nên một bức tranh tôn giáo trầm mặc và sống động, thanh khiết mà run rẩy. Hoàng Quang Thuận đặt vào đây tất cả phần hồn, phần cảm của mình, còn chữ nghĩa vẫn là những vật liệu thông thường như ta vẫn gặp. Hình như anh không để ý lắm đến nghệ thuật, cách tân mà cứ thả bút theo dòng chảy của tâm hồn. Thơ của Hoàng Quang Thuận là những bức tranh đan dệt bằng tâm hồn của một nhà khoa học... Có những nhà khoa học xuất thần làm một bài thơ rồi để đấy, dành trọn thì giờ cho khoa học, còn Hoàng Quang Thuận anh vẫn là một nhà khoa học đồng thời là một người thơ..." (trang 67, 68).
Nhà thơ Trần Nhuận Minh - Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh viết: “Hoàng Quang Thuận sinh năm 1953 tại Quảng Bình, không biết ông đến Yên Tử lần đầu tiên vào năm nào và điều gì ở đây đã chinh phục hoàn toàn tâm hồn ông, để Yên Tử trở thành cõi đi về trong suốt cuộc đời làm khoa học - đồng thời làm thi sĩ của ông. Ông đã xuất bản hai tập thơ. Tập thơ Thi vân Yên Tử, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, in năm 1998... Tôi đã được xem thư của Tổng thống Pháp R.Chirrac, Tổng thống Mỹ B.Clinton gửi cho tác giả bày tỏ lòng trân trọng và cảm ơn... Khát vọng hướng thiện và những câu thơ đặc sắc hương thiền đã góp công làm cho mỗi mái chùa, mỗi ngọn tháp, mỗi vách núi, mỗi khe suối, mỗi nhành cây, mỗi ánh trăng, mỗi tiếng chim... ở đây thành một vang hưởng tâm hồn và bay xa đến tận những vùng sáng ở tận phía Tây bán cầu..." (trang 204, 205).
![]() |
Tôi quen biết GSVS nhiều năm nay, bắt đầu từ lần gặp nhau ở Yên Tử. Thỉnh thoảng vào TPHCM, tôi có ghé nhà chơi. Vợ ông - bà Phan Thị Kim Thanh - thuộc dòng tộc Hoàng gia Triều đình nhà Nguyễn. Bà xinh đẹp, thông minh... Gia đình bà là gia đình hiếu học. Hai con trai đều là giáo sư, tiến sĩ đều tốt nghiệp ở nước ngoài. Cô con gái út là cử nhân.
Có lần Hoàng Quang Thuận mời vợ chồng tôi đi Tràng An - Bái Đính, cố đô Hoa Lư. Lần ấy vợ của ông chủ Tràng An - Bái Đính dẫn chúng tôi đi tham quan khu du lịch tâm linh nổi tiếng này. Tôi lần đầu được thấy chim Phượng Hoàng, đi thuyền qua những dòng suối trong vắt, thăm vũng Sáng, đảo Si, vũng Thắm... vào thắp hương ở đền thờ vua Đinh, và nơi vua nhà Trần đã đến, giờ là một ngôi đền thiêng.
Đêm ấy chúng tôi ngủ lại trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong Bích Động do vợ chồng ông chủ Tràng An xây.
Độ 6h, tôi thức dậy ra sân tập thể dục, ngắm cảnh thiên nhiên, nghe chim kêu, vượn hót. Thấy Hoàng Quang Thuận ngủ ở phòng bên gọi "Anh Dương Kỳ Anh, vào đây, vào đây". Tôi vào phòng Hoàng Quang Thuận thấy mấy xấp giấy để trên bàn, viết đầy chữ, vẫn còn nguyên màu mực.
Thuận bảo: "Lạ lắm, lạ lắm, đang ngủ độ nữa đêm em mơ thấy giấc mơ lạ lắm. Em tỉnh dậy và trong đầu em tuôn trào những câu thơ, em chép đầy cả tập giấy này".
Tôi cầm tập giấy còn nguyên màu mực, đúng là những bài thơ!
![]() |
Đó chính là tập thơ Hoa Lư thi tập - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ấn hành năm 2010.
Giải thích hiện tượng lạ về những câu thơ “thần hứng” ở Yên Tử cũng như ở Hoa Lư, nhà thơ Hữu Việt trong bài viết Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử cho rằng: "Về thời gian làm thơ và số lượng những bài thơ là sự lạ, nhưng không phải là không giải thích được... Khi người ta tập trung cao độ vào một việc gì đó trong một thời gian dài thì giới hạn giữa vô thức và nhận thức có thể bị xóa nhòa và xảy ra hiện tượng 'nhập thần' như trên" (trang 79).
Trong bài viết Những câu thơ từ Yên Tử, nhà thơ Ngô Văn Phú sinh thời cho rằng: "Một nhà khoa học, không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, mà khi đối cảnh sinh tình, hơi thở của thiên nhiên đã thấm vào cảm hứng trinh nguyên trước một thắng cảnh nổi tiếng mấy trăm năm. Tôi nói anh Hoàng Quang Thuận, đó chính là lòng thành mà Phật độ cho anh đấy!".
Có lẽ ở xứ ta chưa có một GSVS nào say thơ, làm thơ, trở thành nhà thơ như GSVS Hoàng Quang Thuận. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhiều năm nay.
Viết tại nhà vườn Sóc Sơn 2/2025