TÌM BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT TẠI NHẬT

Địa bàn nghiên cứu của mình là thành phố Kobe và Himeji, nơi đây vốn là điểm tiếp nhận người Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh, người Việt được tập trung ở đây để học tiếng, học cách thức sinh hoạt tại Nhật Bản và sau đó được tạo điều kiện để làm việc. Kinh phí chuyến đii mình được GS đại học Kobe tài trợ hoàn toàn. Việc của mình là đi nghiên cứu mà thôi. Lần đầu đến với địa phương và giáo sư thì bận làm việc nên mình đến những địa điểm đã từng được nêu trong quyển sách trước đó. Thời đó sao mình đi khắp nơi có một mình mà không thấy mệt, ngoài thời gian đi trên xe điện, hầu hết là mình đi bộ từ điểm này đến điểm khác và chỉ có một mình. Cho đến khi mình đến nhà thờ Takatori ở Kobe thì được Cha xứ ở đây chở mình đi vào khu người Việt Nam sinh sống. Người Việt sinh sống ở vùng này làm những nghề nghiệp chính như làm giày, buôn bán đồ cũ, làm trong các nhà máy hay mở nhà hàng ăn uống. Chỗ nào mình cũng đến, từ thành thị đến nông thôn, vào thăm từng gia đình, trò chuyện với cả hai thế hệ cha mẹ và con cái. Phỏng vấn cả vợ lẫn chồng. Có cả những người hợp vợ Việt chồng Nhật, nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Và thời điểm họ sang Nhật khác nhau, độ tuổi khác nhau, dẫn đến điều họ tiếp nhận về Việt Nam hoàn toàn khác. Có những gia đình cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam từ món ăn, đến ngôn ngữ, đến cách bài trí hay âm nhạc. Tuy nhiên, cũng có gia đình mà thế hệ con cái sinh ra tại Nhật nên hầu như đã trở thành người Nhật, hình dung về Việt Nam qua khoảng thời gian sinh hoạt với gia đình và có trường hợp còn không thể nói được tiếng Việt. Sách vở dành cho việc học tiếng Việt cho trẻ em tại đây cũng khan hiếm lắm và thầy cô giáo không phải là người có chuyên môn về sư phạm, dạy học bằng tất cả những niềm đam mê và nhiệt huyết. Lúc đó mình đã đề xuất đến việc người trong nước hỗ trợ cho cộng đồng người Việt tại Nhật trong việc cung cấp giáo trình và phương pháp học tập cho các em. Mà với thời đại này bằng nền tảng online điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được. Mình cũng theo chân các chị sinh hoạt trong nhà thờ để đến với hoạt động của tổ chức NGO hỗ trợ cho người Viêt tại đây từ sách vở, truyện, đến cung cấp thức ăn, hàng tiêu dùng, cho đến hỗ trợ về măt y tế v.v. Dưới sự lãnh đạo của chị Nga, tổ chức đã là điểm tựa cho rất nhiều người Việt Nam mà cho dù đã sống tại Nhật từ lâu cũng vẫn chưa thể nói được tiếng Nhật. Cá biệt có trường hợp còn mù chữ, không biết cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật. Ấy vậy mà bằng lòng đoàn kết, tình yêu thương và sự nỗ lực không ngừng, cộng đồng người Việt đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí của mình nơi đất bạn. Nhiều ngôi nhà khi mình đến phía trước còn trồng một dàn mướp như cảnh vẫn thấy ở quê nhà. Biết ơn lắm cha Mãn, Cha Hari, các anh chị ở tổ chức NGO ngày ấy và các anh chị người Việt Nam đã không hề e dè một con bé non choẹt lạ hoắc đi khắp nơi hỏi thông tin. Hông những vậy còn mời mình về nhà, lái xe đưa mình đi khắp nơi để mình lấy tài liệu nghiên cứu nữa. Mình đã từng làm việc với GS Nhật nhiều năm nơi vùng rừng núi của người dân tộc thiểu số, nên việc sang nghiên cứu tại Nhật với đầy đủ tiện nghi, thực ra là thiên đường rồi. Mà cảnh ở Nhật thì chỗ nào cũng đẹp. Nhất là vào mùa thu, lá chuyển màu và thời tiết mát mẻ. Thời gian mình được đưa sang nghiên cứu đã trôi qua thật nhanh. Thế là con bé ngáo ngơ ngày nào cũng mang một mớ hành trang về và cuối cùng đã hiểu là cho dù tất cả có đổi thay, thì giá trị cốt lõi trong tâm hồn người Việt, mối gắn kết giữa những thành viên trong gia đình, là thiêng liêng và rất khác với nước Nhật đã hiện đại hóa và nhiều yếu tố mô phỏng theo kiểu phương Tây. Mối quan hệ chặt chẽ gắn kết của từng thành viên trong gia đình ấy là điều mà trong rất nhiều bản phỏng vấn của mình, cho dù là phụ nữ hay nam giới cũng đều muốn thế hệ con mình gìn giữ. Tất cả mọi thứ đều có thể đổi thay, có thể không mặc quần áo như người Việt, có thể không nói ngôn ngữ, có thể không ăn được những món ăn đặc trưng vào những ngày lễ truyền thống nhưng cốt lõi của tinh thần Việt được truyền tải trong gia đình vẫn là yếu tố bền vững nhất qua thời gian. Hiện nay đã có hơn 500.000 người Việt Nam sinh sống tại khắp nơi trên đất nước Nhật Bản và người Việt đã và đang duy trì lễ hội Việt Nam trên đất Nhật, giữ gìn hơn nữa truyền thống văn hóa cho thế hệ mai sau, nhưng những tháng ngày lang thang hỏi từng người Việt sinh sống tại Nhật ngày ấy mãi là kỷ niệm mà không bao giờ tôi quên.   Adblock test (Why?)

Feb 24, 2025 - 15:40
 12
TÌM BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT TẠI NHẬT
Địa bàn nghiên cứu của mình là thành phố Kobe và Himeji, nơi đây vốn là điểm tiếp nhận người Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh, người Việt được tập trung ở đây để học tiếng, học cách thức sinh hoạt tại Nhật Bản và sau đó được tạo điều kiện để làm việc. Kinh phí chuyến đii mình được GS đại học Kobe tài trợ hoàn toàn. Việc của mình là đi nghiên cứu mà thôi. 

Lần đầu đến với địa phương và giáo sư thì bận làm việc nên mình đến những địa điểm đã từng được nêu trong quyển sách trước đó. Thời đó sao mình đi khắp nơi có một mình mà không thấy mệt, ngoài thời gian đi trên xe điện, hầu hết là mình đi bộ từ điểm này đến điểm khác và chỉ có một mình. Cho đến khi mình đến nhà thờ Takatori ở Kobe thì được Cha xứ ở đây chở mình đi vào khu người Việt Nam sinh sống. Người Việt sinh sống ở vùng này làm những nghề nghiệp chính như làm giày, buôn bán đồ cũ, làm trong các nhà máy hay mở nhà hàng ăn uống. Chỗ nào mình cũng đến, từ thành thị đến nông thôn, vào thăm từng gia đình, trò chuyện với cả hai thế hệ cha mẹ và con cái. Phỏng vấn cả vợ lẫn chồng. Có cả những người hợp vợ Việt chồng Nhật, nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Và thời điểm họ sang Nhật khác nhau, độ tuổi khác nhau, dẫn đến điều họ tiếp nhận về Việt Nam hoàn toàn khác. Có những gia đình cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam từ món ăn, đến ngôn ngữ, đến cách bài trí hay âm nhạc. Tuy nhiên, cũng có gia đình mà thế hệ con cái sinh ra tại Nhật nên hầu như đã trở thành người Nhật, hình dung về Việt Nam qua khoảng thời gian sinh hoạt với gia đình và có trường hợp còn không thể nói được tiếng Việt. Sách vở dành cho việc học tiếng Việt cho trẻ em tại đây cũng khan hiếm lắm và thầy cô giáo không phải là người có chuyên môn về sư phạm, dạy học bằng tất cả những niềm đam mê và nhiệt huyết. Lúc đó mình đã đề xuất đến việc người trong nước hỗ trợ cho cộng đồng người Việt tại Nhật trong việc cung cấp giáo trình và phương pháp học tập cho các em. Mà với thời đại này bằng nền tảng online điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được. 

Mình cũng theo chân các chị sinh hoạt trong nhà thờ để đến với hoạt động của tổ chức NGO hỗ trợ cho người Viêt tại đây từ sách vở, truyện, đến cung cấp thức ăn, hàng tiêu dùng, cho đến hỗ trợ về măt y tế v.v. Dưới sự lãnh đạo của chị Nga, tổ chức đã là điểm tựa cho rất nhiều người Việt Nam mà cho dù đã sống tại Nhật từ lâu cũng vẫn chưa thể nói được tiếng Nhật. Cá biệt có trường hợp còn mù chữ, không biết cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật. 

Ấy vậy mà bằng lòng đoàn kết, tình yêu thương và sự nỗ lực không ngừng, cộng đồng người Việt đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí của mình nơi đất bạn. Nhiều ngôi nhà khi mình đến phía trước còn trồng một dàn mướp như cảnh vẫn thấy ở quê nhà. 

Biết ơn lắm cha Mãn, Cha Hari, các anh chị ở tổ chức NGO ngày ấy và các anh chị người Việt Nam đã không hề e dè một con bé non choẹt lạ hoắc đi khắp nơi hỏi thông tin. Hông những vậy còn mời mình về nhà, lái xe đưa mình đi khắp nơi để mình lấy tài liệu nghiên cứu nữa. 

Mình đã từng làm việc với GS Nhật nhiều năm nơi vùng rừng núi của người dân tộc thiểu số, nên việc sang nghiên cứu tại Nhật với đầy đủ tiện nghi, thực ra là thiên đường rồi. Mà cảnh ở Nhật thì chỗ nào cũng đẹp. Nhất là vào mùa thu, lá chuyển màu và thời tiết mát mẻ. Thời gian mình được đưa sang nghiên cứu đã trôi qua thật nhanh. 

Thế là con bé ngáo ngơ ngày nào cũng mang một mớ hành trang về và cuối cùng đã hiểu là cho dù tất cả có đổi thay, thì giá trị cốt lõi trong tâm hồn người Việt, mối gắn kết giữa những thành viên trong gia đình, là thiêng liêng và rất khác với nước Nhật đã hiện đại hóa và nhiều yếu tố mô phỏng theo kiểu phương Tây. Mối quan hệ chặt chẽ gắn kết của từng thành viên trong gia đình ấy là điều mà trong rất nhiều bản phỏng vấn của mình, cho dù là phụ nữ hay nam giới cũng đều muốn thế hệ con mình gìn giữ. 

Tất cả mọi thứ đều có thể đổi thay, có thể không mặc quần áo như người Việt, có thể không nói ngôn ngữ, có thể không ăn được những món ăn đặc trưng vào những ngày lễ truyền thống nhưng cốt lõi của tinh thần Việt được truyền tải trong gia đình vẫn là yếu tố bền vững nhất qua thời gian. 

Hiện nay đã có hơn 500.000 người Việt Nam sinh sống tại khắp nơi trên đất nước Nhật Bản và người Việt đã và đang duy trì lễ hội Việt Nam trên đất Nhật, giữ gìn hơn nữa truyền thống văn hóa cho thế hệ mai sau, nhưng những tháng ngày lang thang hỏi từng người Việt sinh sống tại Nhật ngày ấy mãi là kỷ niệm mà không bao giờ tôi quên. 
 

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ