Chủ tịch Lê group Lê Quốc Vinh: Sách truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức, tư duy mới cho tôi
Với ông Lê Quốc Vinh, sách là nơi truyền cảm hứng, cung cấp kiến thức và tư duy mới cho ông. Đây cũng là lý do khiến ông Vinh sẵn lòng trở thành một trong những thành viên sáng lập chương trình “Người thành công đọc gì” của Trạm đọc. Ông Lê Quốc Vinh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group of Companies) với 4 công ty thành viên gồm: Công ty Le Media, Công ty Le Bros, Công ty Le Digital và Creativa, hoạt động trong lĩnh vực marketing, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện và xuất bản, báo chí, truyền thông. Le Bros là thành viên của mạng lưới các công ty quảng cáo và marketing độc lập toàn cầu Worldwide Partners, Inc. (WPI) vào năm 2013. Le Media là thành viên của Hiệp hội các nhà xuất bản tạp chí quốc tế FIPP từ năm 2012. Ông Lê Quốc Vinh có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành báo chí. Đặc biệt, ông còn là người sáng lập và cải tổ cho rất nhiều báo và tạp chí tại Việt Nam như Tạp chí Đẹp, Thể thao Văn hóa & Đàn Ông, Doanh Nhân và đi tiên phong trong xu thế nhượng quyền thương hiệu xuất bản các tạp chí quốc tế tại Việt Nam như Autocar Vietnam và Stuff Vietnam. Ông được coi như một chuyên gia trong ngành truyền thông và marketing và là giảng viên thỉnh giảng ngành quan hệ công chúng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học RMIT. Ông cũng là người đồng sáng lập PR Elite School, một đơn vị đào tạo ngành quan hệ công chúng thực hành. Tháng 12/2015, ông Lê Quốc Vinh được trường Đại học RMIT trao tặng bằng Tiến sỹ Danh dự vì những đóng góp của ông cho chương trình đào tạo cử nhân truyền thông của RMIT cũng như những cống hiến của ông cho ngành truyền thông và quan hệ công chúng Việt Nam. Là một fan hâm mộ sách, ông Lê Quốc Vinh yêu thích sách văn học, song ông cũng thường xuyên đọc sách quản trị kinh doanh, sách chuyên ngành truyền thông, marketing để phục vụ công việc của mình. Trạm đọc đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Quốc Vinh về việc đọc sách của ông. Đọc thêm: Những cuốn sách yêu thích của Chủ tịch Lê group Lê Quốc Vinh Ông có thường đọc sách không và hay đọc khi nào? Công việc của tôi thì phải đọc nhiều. Ngày trước tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi thì có thể đọc sách văn học, tiểu thuyết, nhưng bây giờ thì đa phần tôi đọc những sách phục vụ cho công việc thôi. Còn đọc vào lúc nào? Phải tranh thủ vào những lúc mình rảnh. Gần đâycũng may là có sách nói, tôi bớt được thời gian đọc sách hơn, khi nào cần xem lại mới mở sách ra để xem. Nhưng mà phần lớn thời gian rảnh rỗi cuối tuần là những lúc tôi tìm tới sách. So với thời học sinh, sinh viên đến bây giờ thói quen đọc sách của ông có thay đổi không? Thay đổi nhiều. Ngày trẻ tôi đọc sách theo kiểu nghiền ngẫm, đọc xong đọc đi đọc lại, đọc theo kiểu tìm cảm hứng từ trong sách, vì trong thời gian đó tôi đọc nhiều tiểu thuyết. Cho nên khi thấy cảm hứng với cái gì là quay lại đọc cái đó. Nhưng bây giờ tôi phải đọc theo phương pháp đọc nhanh, đọc để lĩnh hội nội dung cốt lõi là chính, vì thời gian bây giờ nó hơi hiếm hoi. Hơn nữa. do đặc thù công việc của tôi cần phải bắt kịp với những nội dung đang thay đổi, thế nên cách đọc cũng thay đổi. Như cái cách tôi vừa mới nhắc là nghe sách nói. Cách “đọc” này có một cái hay là trong lúc mình không rảnh lắm vẫn có thể “đọc” được. Tất nhiên nó có một điểm dở là nghe thì không thể lưu giữ lại được thông tin cần thiết. Và lúc cần tôi lại phải quay trở lại sách in để đọc lại những thông tin đó. Ông thường nghe sách nói bằng tiếng Anh hay tiếng Việt? Tiếng Việt. Phần lớn là tiếng Việt. Còn sách tiếng Anh thì đôi lúc mới phải đọc thôi. Bởi đa phần những cuốn sách cần thiết đã được dịch sang tiếng Việt rất nhanh. Cho nên tôi vẫn có thể bắt kịp được những nội dung cập nhật của thế giới mà không cần thiết phải đọc bằng tiếng Anh nhiều lắm. Ông đánh giá thế nào về thị trường sách nói VN? Cá nhân tôi thấy sách nói của VN nó có một độ trễ so với sách giấy. Đúng rồi. Sách nói đúng là trễ hơn so với tiến trình xuất bản của sách in, là bởi vì các NXB, công ty sách ở VN chưa có chiến lược là ra mắt đồng thời nhiều phiên bản cả sách in và digital. Thường là họ ra sách in trước, thăm dò thị trường xem nó thế nào, rồi mới quyết định có ra sách digital hay không. Một điều nữa là quá trình hợp tác với bên xuất bản sách nói bao giờ cũng đi sau tiến trình xuất bản của sách in. Làm xong sách in mới đọc ghi âm rồi bắt đầu marketing. Nhưng khoảng cách đấy đang thu hẹp dần. Thị trường sách nói đang góp phần giúp văn hóa đọc phát triển hơn vì sách nói làm tăng khả năng tiếp cận. Độc giả vẫn có thể làm rất nhiều việc như lái xe, làm bếp khi nghe sách nói. Đúng rồi. Ông Lê Quốc Vinh chia sẻ trong một hội thảo Sách có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân ông và sự nghiệp của ông? Ban đầu, sách giúp cho tôi nâng cao khả năng tư duy, khả năng viết. Không giống như mọi người nghĩ đọc sách là để học theo cái văn phong hay ngôn ngữ của các tác giả; đọc sách giúp tôi có cảm hứng viết, có cảm hứng tư duy. Ngày bé tôi thích ngốn sách văn học, tiểu thuyết, t
Với ông Lê Quốc Vinh, sách là nơi truyền cảm hứng, cung cấp kiến thức và tư duy mới cho ông. Đây cũng là lý do khiến ông Vinh sẵn lòng trở thành một trong những thành viên sáng lập chương trình “Người thành công đọc gì” của Trạm đọc.
Ông Lê Quốc Vinh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group of Companies) với 4 công ty thành viên gồm: Công ty Le Media, Công ty Le Bros, Công ty Le Digital và Creativa, hoạt động trong lĩnh vực marketing, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện và xuất bản, báo chí, truyền thông. Le Bros là thành viên của mạng lưới các công ty quảng cáo và marketing độc lập toàn cầu Worldwide Partners, Inc. (WPI) vào năm 2013. Le Media là thành viên của Hiệp hội các nhà xuất bản tạp chí quốc tế FIPP từ năm 2012.
Ông Lê Quốc Vinh có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành báo chí. Đặc biệt, ông còn là người sáng lập và cải tổ cho rất nhiều báo và tạp chí tại Việt Nam như Tạp chí Đẹp, Thể thao Văn hóa & Đàn Ông, Doanh Nhân và đi tiên phong trong xu thế nhượng quyền thương hiệu xuất bản các tạp chí quốc tế tại Việt Nam như Autocar Vietnam và Stuff Vietnam. Ông được coi như một chuyên gia trong ngành truyền thông và marketing và là giảng viên thỉnh giảng ngành quan hệ công chúng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học RMIT. Ông cũng là người đồng sáng lập PR Elite School, một đơn vị đào tạo ngành quan hệ công chúng thực hành.
Tháng 12/2015, ông Lê Quốc Vinh được trường Đại học RMIT trao tặng bằng Tiến sỹ Danh dự vì những đóng góp của ông cho chương trình đào tạo cử nhân truyền thông của RMIT cũng như những cống hiến của ông cho ngành truyền thông và quan hệ công chúng Việt Nam.
Là một fan hâm mộ sách, ông Lê Quốc Vinh yêu thích sách văn học, song ông cũng thường xuyên đọc sách quản trị kinh doanh, sách chuyên ngành truyền thông, marketing để phục vụ công việc của mình.
Trạm đọc đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Quốc Vinh về việc đọc sách của ông.
Đọc thêm: Những cuốn sách yêu thích của Chủ tịch Lê group Lê Quốc Vinh
Ông có thường đọc sách không và hay đọc khi nào?
Công việc của tôi thì phải đọc nhiều. Ngày trước tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi thì có thể đọc sách văn học, tiểu thuyết, nhưng bây giờ thì đa phần tôi đọc những sách phục vụ cho công việc thôi. Còn đọc vào lúc nào? Phải tranh thủ vào những lúc mình rảnh. Gần đâycũng may là có sách nói, tôi bớt được thời gian đọc sách hơn, khi nào cần xem lại mới mở sách ra để xem. Nhưng mà phần lớn thời gian rảnh rỗi cuối tuần là những lúc tôi tìm tới sách.
So với thời học sinh, sinh viên đến bây giờ thói quen đọc sách của ông có thay đổi không?
Thay đổi nhiều. Ngày trẻ tôi đọc sách theo kiểu nghiền ngẫm, đọc xong đọc đi đọc lại, đọc theo kiểu tìm cảm hứng từ trong sách, vì trong thời gian đó tôi đọc nhiều tiểu thuyết. Cho nên khi thấy cảm hứng với cái gì là quay lại đọc cái đó. Nhưng bây giờ tôi phải đọc theo phương pháp đọc nhanh, đọc để lĩnh hội nội dung cốt lõi là chính, vì thời gian bây giờ nó hơi hiếm hoi. Hơn nữa. do đặc thù công việc của tôi cần phải bắt kịp với những nội dung đang thay đổi, thế nên cách đọc cũng thay đổi. Như cái cách tôi vừa mới nhắc là nghe sách nói. Cách “đọc” này có một cái hay là trong lúc mình không rảnh lắm vẫn có thể “đọc” được. Tất nhiên nó có một điểm dở là nghe thì không thể lưu giữ lại được thông tin cần thiết. Và lúc cần tôi lại phải quay trở lại sách in để đọc lại những thông tin đó.
Ông thường nghe sách nói bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?
Tiếng Việt. Phần lớn là tiếng Việt. Còn sách tiếng Anh thì đôi lúc mới phải đọc thôi. Bởi đa phần những cuốn sách cần thiết đã được dịch sang tiếng Việt rất nhanh. Cho nên tôi vẫn có thể bắt kịp được những nội dung cập nhật của thế giới mà không cần thiết phải đọc bằng tiếng Anh nhiều lắm.
Ông đánh giá thế nào về thị trường sách nói VN? Cá nhân tôi thấy sách nói của VN nó có một độ trễ so với sách giấy.
Đúng rồi. Sách nói đúng là trễ hơn so với tiến trình xuất bản của sách in, là bởi vì các NXB, công ty sách ở VN chưa có chiến lược là ra mắt đồng thời nhiều phiên bản cả sách in và digital. Thường là họ ra sách in trước, thăm dò thị trường xem nó thế nào, rồi mới quyết định có ra sách digital hay không. Một điều nữa là quá trình hợp tác với bên xuất bản sách nói bao giờ cũng đi sau tiến trình xuất bản của sách in. Làm xong sách in mới đọc ghi âm rồi bắt đầu marketing. Nhưng khoảng cách đấy đang thu hẹp dần.
Thị trường sách nói đang góp phần giúp văn hóa đọc phát triển hơn vì sách nói làm tăng khả năng tiếp cận. Độc giả vẫn có thể làm rất nhiều việc như lái xe, làm bếp khi nghe sách nói.
Đúng rồi.
Sách có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân ông và sự nghiệp của ông?
Ban đầu, sách giúp cho tôi nâng cao khả năng tư duy, khả năng viết. Không giống như mọi người nghĩ đọc sách là để học theo cái văn phong hay ngôn ngữ của các tác giả; đọc sách giúp tôi có cảm hứng viết, có cảm hứng tư duy. Ngày bé tôi thích ngốn sách văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn. Đấy là những sách truyền cảm hứng để cho tôi viết nhiều hơn, vì ban đầu nghề nghiệp của tôi là làm báo chí. Gia đình của tôi cũng là gia đình văn chương, cho nên tủ sách lúc nào cũng đầy các loại tiểu thuyết. Thời gian bao cấp là những tiểu thuyết kinh điển của Nga, về sau khi tôi vào đại học thì những tiểu thuyết Trung Quốc bắt đầu quay trở lại, bên cạnh đấy thì các dòng tiểu thuyết khác của thế giới chẳng hạn.
Khi chuyển từ việc đọc sách văn học sang đọc sách về quản trị kinh doanh ông có cảm thấy khó khăn không, vì tôi thấy đối tượng độc giả của hai dòng sách này nhiều khi là hai đối tượng độc giả hoàn toàn khác nhau?
Đúng rồi. Tôi khó có thể nói mình thích sách quản trị kinh doanh được, bởi tôi đọc nó là vì nhu cầu công việc thôi. Nhưng vì tôi bây giờ có ít thời gian đọc sách hơn, nên sắp xếp được tôi vẫn đọc, nghe sách quản trị kinh doanh để cập nhật thêm kiến thức mới, những xu hướng quản trị mới, hoặc học hỏi theo những nhân vật gây ảnh hưởng để cập nhật kiến thức. Với tôi đọc sách văn học là để thưởng thức, để cảm nhận câu chữ, ngôn từ. Còn khi đọc sách kinh doanh thì tôi không câu nệ nhiều về văn phong, ngôn từ nữa. Ví dụ như hỏi là Jim Collin viết có hay không thì tôi sẽ không trả lời được, nhưng tôi có thể nói những kiến thức trong sách của ông rất giá trị. Đấy là hai cách đọc khác nhau.
Tức là theo ông phải có một chút quyết tâm để chuyển việc yêu thích đọc sách văn học sang bên đọc sách quản trị kinh doanh?
Đúng vậy. Giống như mình đi học, có những môn học mình rất hứng thú, nếu mà hứng thú mình sẽ rất là đam mê tìm hiểu. Nhưng có những môn mình biết khó có thể say sưa với nó được, nhưng mình cần đạt kết quả tốt trong kỳ thi, được ra trường; thì buộc phải học thôi, không có cách nào khác.
Ông không chỉ điều hành Le Group với bốn doanh nghiệp của mình mà ông còn là giảng viên giảng dạy rất nhiều chương trình về PR – marketing, xin ông chia sẻ thêm về ảnh hưởng của việc đọc sách với công việc của ông?
Rất là quan trọng. Tôi đọc sách về nghề nghiệp theo nhu cầu, tức là cập nhật những thông tin, tư duy mới cần thiết cho việc mình đi giảng dạy hay chia sẻ. Khi nghiên cứu các xu hướng thì tôi sẽ lựa chọn các cuốn sách cần cho công việc về tư vấn và giảng dạy của mình để đọc trước và đọc nhanh cho cập nhật đủ kiến thức. Ví dụ như bây giờ bắt đầu nói đến công nghệ, nói đến blockchain, nói đến AI... thì mình phải đọc những thứ đấy, để mình còn nói chuyện với các học viên hay những người đang nghe mình giảng bài. Đó, tôi vừa cảm thấy việc đọc là nhu cầu tự thân, đồng thời cũng là áp lực để phải thu nạp những kiến thức như thế.
Như ông vừa chia sẻ, gia đình ông, từ cha mẹ cho đến ba anh em ông đều rất yêu thích sách. Vậy đến các con ông thì sao, các cháu có thích đọc sách không?
Các cháu cũng đọc nhưng không đọc như chúng tôi ngày xưa. Đọc không phải vì đam mê dòng văn học hay tương tự như vậy. Mấy bạn trẻ bây giờ giống như con tôi thích đọc những gì nổi tiếng, nghe thấy là cần thiết, quan trọng. Như cậu con trai lớn của tôi vì cháu rất giỏi tiếng Anh, nên đọc nhiều sách tiếng Anh hơn, và đọc qua cả internet, đọc là để hấp thụ những kiến thức mới. Còn cậu bé thì thích đọc những gì mang tính công nghệ, khám phá hơn. Ngày xưa khi còn nhỏ thì các cháu rất thích đọc truyện tranh, nhưng khi lớn lên một chút thì lại đổi sang gu khác. Tức là cách đọc của giới trẻ bây giờ thay đổi rất là nhanh. Có thể năm trước là thế này nhưng năm sau đã là loại sách khác rồi.
Trong bối cảnh rất nhiều phụ huynh đau đầu trong việc rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ, thì việc đọc của hai con trai ông như vậy có vẻ là rất tốt rồi. Ngày các cháu còn nhỏ gia đình ông có chú trọng việc rèn thói quen đọc sách cho các con không?
À, nói tốt thì chưa phải tốt đâu, nhưng so với mặt bằng chung thì không phải là tệ. Còn cách để thuyết phục con đọc sách, thì tôi nghĩ không chỉ có vai trò của gia đình mà còn nhờ nhà trường nữa. Hai cháu nhà tôi đều được may mắn được học trong ngôi trường rất chú trọng văn hóa đọc. Không chỉ vận động đọc sách, các cô giáo còn có phương pháp giảng dạy rất thú vị ở chỗ tạo cho con con có hội chia sẻ, cơ hội review hay cơ hội làm những dự án liên quan đến những cuốn sách đó. Những hoạt động như thế cũng phần nào thúc đẩy nhu cầu đọc của các con.
Nhiều doanh nghiệp hoặc tập đoàn VN xây dựng thư viện và khuyến khích nhân viên đọc sách, vừa xây dựng văn hóa doanh nghiệp vừa thúc đẩy tự đào tạo cá nhân, thì hoạt động này ở Le Group như thế nào thưa ông?
Chúng tôi chưa làm được tủ sách cho doanh nghiệp. Hiện nay, tôi hoặc các giám đốc trong công ty nếu thấy các đầu sách chuyên môn nào phù hợp, cần phổ biến trong công ty thì chúng tôi mua về tặng cho nhau; hoặc tôi để trong công ty và khuyến khích mọi người muốn đọc thì lấy đọc. Tức là nó vẫn tương đối tự phát, chưa phải là tủ sách đúng nghĩa. Điều cần phải thay đổi, cần phải nâng cấp thêm (cười).
Thường những người thích đọc sách và có nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như trong công việc thì về sau sẽ xuất bản sách. Ông là người đã sáng lập nhiều tạp chí nổi tiếng VN cũng như điều hành các doanh nghiệp cũng khá thành công của Le Group, ông có định một ngày nào đó sẽ xuất bản sách chia sẻ những kinh nghiệm làm báo chí, xây dựng phát triển doanh nghiệp thành công của mình hay không?
Tôi viết chung thì nhiều rồi, viết để xuất bản sách chung. Về xuất bản riêng, hiện nay tôi đang tiến hành cùng một lúc ba dự án viết sách. Trong đó có một dự án bắt đầu từ 10 năm nay, là dự án mang tính chất dài hơi, cho nên nó không thể nhanh được. Viết về nghề, một trong những nghề nghiệp quan trọng của tôi là PR. Dự án thứ hai là tôi đang thử nghiệm viết cùng với một biên tập viên. Dự án thứ ba là tôi đang tập hợp lại các tác phẩm mình đã đăng lẻ tẻ ở nhiều tờ báo hoặc trên những cuốn sách khác. Nhiều người cũng đã từng làm như vậy nhưng tôi đang muốn tìm một con đường riêng, cho nên vẫn loay hoay chưa viết xong. Tôi hy vọng trong một hai năm tới sẽ xong ba dự án này (cười).
Tôi nghĩ là sẽ có nhiều độc giả và nhất là những người làm truyền thông marketing thích đọc tác phẩm của ông. Hy vọng các cuốn sách sẽ sớm ra mắt và cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!
Việt Hà thực hiện