Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: “Văn hóa đọc là đọc có văn hóa”
Những câu hỏi như “chúng ta đã có văn hóa đọc hay chưa?”, “như thế nào để hình thành văn hóa?”, “tương lai sách sẽ đi về đâu?”... được đặt ra để thể hiện những băn khoăn, trăn trở về sự đọc. Đã hình thành văn hóa đọc hay chưa? Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Tại Việt Nam, đang dần hình thành văn hóa đọc. Vì những sự kiện về sách như hội sách, phố sách mới được thực hiện khoảng 3 năm nay. Cộng đồng xã hội cũng mới quay lại với “đọc” từ những sự kiện này”. Theo ông, để hình thành văn hóa đọc trong xã hội cần có thời gian và những bước đi cụ thể. Để “đọc sách” trở thành một “văn hóa” như một số quốc gia trên thế giới như: Pháp, Hà Lan, Anh, Nhật Bản…thì cần có những bước đi “chuẩn mực” để gây dựng trong xã hội. Quan sát hiện nay thị trường sách và xuất bản hiện nay có những chuyển biến tích cực. Số lượng sách tiêu thụ tại các hội sách được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày một tăng. Lượng độc giả đến các sự kiện về sách cũng tăng lên đáng kể theo các năm, đặc biệt các bạn trẻ. Nhà phê bình cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng của ngành xuất bản và của xã hội. Khi nhiều người quan tâm đến sự kiện về sách là có sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Dẫu vậy, việc hình thành “văn hóa đọc” không chỉ trông chờ vào việc đông người đi mua sách, mà còn là việc định hướng cho độc giả đọc như thế nào cho chất lượng. Để hình thành văn hóa đọc cần định hướng cho độc giả đọc như thế nào cho chất lượng Dẫn giải vì sao xã hội chưa hình thành được “văn hóa đọc”, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Gia đình và nhà trường chưa hình thành được thói quen đọc sách cho con trẻ. Độ tuổi đi học là lứa tuổi chúng dễ thích nghi và hình thành thói quen cho bản thân khi còn bé đến lúc trưởng thành. Vì vậy, tạo cho con trẻ thói quen đọc sách và định hướng chúng đến những mục đích trong sách khi đọc sách ngay trong gia đình và nhà trường. Nếu chính bố mẹ, thầy cô lười đọc, không khuyến khích được con trẻ thì sẽ rất khó để hình thành thói quen”. Nhắc đến việc đọc sách, xã hội đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, các bạn học sinh, sinh viên. Hiện nay, một số ý kiến cho rằng việc người trẻ đọc nhiều tiểu thuyết tình cảm hay ngôn tình là điều xót xa cho văn hóa đọc của giới trẻ đang bị xuống cấp. Tuy nhiên, lật ngược vấn đề, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Chúng ta không nên quá bi quan về việc người trẻ đọc truyện tình cảm nhẹ nhàng hay ngôn tình. Khi họ đã mua sách là họ đã có ý thức đọc. Mỗi người đọc sách với nhiều mục đích khác nhau, người có nhu cầu tìm hiểu kiến thức thì sẽ đọc sách khoa học, nghiên cứu, người có nhu cầu giải trí thì họ chọn sách nhẹ nhàng”. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông cho rằng, người trẻ chọn sách theo mục đích và nhu cầu của họ. Những cuốn sách dễ đọc, phù hợp tâm lý, lứa tuổi của người trẻ được chọn lựa là chuyện bình thường. Dần dần bản thân mỗi người, tự chuyển hóa việc lựa chọn sách theo từng giai đoạn lứa tuổi phù hợp với bản thân mình. Đó chỉ giai đoạn tạm thời, khi họ trưởng thành hoặc có những thay đổi về tâm lý thì “gu sách” của nhóm đối tượng đó cũng sẽ thay đổi. Phải làm gì để đọc có văn hóa? Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Văn hóa đọc là phải đọc có văn hóa”. Ông cho rằng, khi đặt chữ văn hóa trước một vấn đề đều phải hình thành những quy chuẩn trong sáng và có mục đích. Để phát triển việc đọc sách thành văn hóa đọc trong cộng đồng thì cần ba yếu tố then chốt là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các nhà quản lý, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong đó. Yếu tố trọng tâm và chủ chốt là mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực văn học hóa đọc của mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên ba nhân tố: thói quen đọc sách, sở thích đọc sách và kỹ năng đọc sách. Theo Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Cá nhân mỗi người đóng góp vai trò tiên quyết trong việc xây dựng văn hóa đọc. Đầu tiên, phải hình thành thói quen với sách, dần dần chuyển hóa nó thành sở thích, từ việc yêu thích biến đổi thành kỹ năng cho bản thân. Bất kỳ việc đọc sách đều áp dụng được với thực tiễn đời sống hoặc phục vụ mục đích trong sáng của bản thân. Đó chính là văn hóa đọc ở mỗi người”. Để đọc sách có văn hóa, nhà phê bình đề xuất các giải pháp sau: Mỗi người không chỉ dừng lại ở việc đọc giải trí đơn thuần mà hãy đưa việc đọc sách thành thói quen hàng ngày. Ví như hay đi hội sách, hiệu sách, tìm những cuốn sách hay để đọc. Ngoài ra, tạo cho bản thân những thói quen với sách trong đời sống sinh hoạt như đọc trước khi ngủ, khi thư giãn, khi rảnh dỗi, hoặc lập thời gian biểu cho việc đọc sách hàng ngày”. Nếu hình thành được thói quen sẽ chuyển hóa được “gu đọc sách” theo những định hướng giàu giá trị thông tin, khoa đọc, đời sống. Ngay từ trong gia đình, nhà trường nên định hướng và phát triển thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ từ nhỏ. Có nghĩa hình thành 3 yếu tố nền tảng: thói quen - sở thích - kỹ năng đọc cho mỗi cá nhân trong môi trường gia đình và giáo dục. Khi đọc sách hình thành kỹ năng, thì bản thân mỗi người tự hì
Những câu hỏi như “chúng ta đã có văn hóa đọc hay chưa?”, “như thế nào để hình thành văn hóa?”, “tương lai sách sẽ đi về đâu?”... được đặt ra để thể hiện những băn khoăn, trăn trở về sự đọc.
Đã hình thành văn hóa đọc hay chưa?
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Tại Việt Nam, đang dần hình thành văn hóa đọc. Vì những sự kiện về sách như hội sách, phố sách mới được thực hiện khoảng 3 năm nay. Cộng đồng xã hội cũng mới quay lại với “đọc” từ những sự kiện này”.
Theo ông, để hình thành văn hóa đọc trong xã hội cần có thời gian và những bước đi cụ thể. Để “đọc sách” trở thành một “văn hóa” như một số quốc gia trên thế giới như: Pháp, Hà Lan, Anh, Nhật Bản…thì cần có những bước đi “chuẩn mực” để gây dựng trong xã hội.
Quan sát hiện nay thị trường sách và xuất bản hiện nay có những chuyển biến tích cực. Số lượng sách tiêu thụ tại các hội sách được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày một tăng. Lượng độc giả đến các sự kiện về sách cũng tăng lên đáng kể theo các năm, đặc biệt các bạn trẻ. Nhà phê bình cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng của ngành xuất bản và của xã hội.
Khi nhiều người quan tâm đến sự kiện về sách là có sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Dẫu vậy, việc hình thành “văn hóa đọc” không chỉ trông chờ vào việc đông người đi mua sách, mà còn là việc định hướng cho độc giả đọc như thế nào cho chất lượng.
Dẫn giải vì sao xã hội chưa hình thành được “văn hóa đọc”, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Gia đình và nhà trường chưa hình thành được thói quen đọc sách cho con trẻ. Độ tuổi đi học là lứa tuổi chúng dễ thích nghi và hình thành thói quen cho bản thân khi còn bé đến lúc trưởng thành.
Vì vậy, tạo cho con trẻ thói quen đọc sách và định hướng chúng đến những mục đích trong sách khi đọc sách ngay trong gia đình và nhà trường. Nếu chính bố mẹ, thầy cô lười đọc, không khuyến khích được con trẻ thì sẽ rất khó để hình thành thói quen”.
Nhắc đến việc đọc sách, xã hội đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, các bạn học sinh, sinh viên. Hiện nay, một số ý kiến cho rằng việc người trẻ đọc nhiều tiểu thuyết tình cảm hay ngôn tình là điều xót xa cho văn hóa đọc của giới trẻ đang bị xuống cấp.
Tuy nhiên, lật ngược vấn đề, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Chúng ta không nên quá bi quan về việc người trẻ đọc truyện tình cảm nhẹ nhàng hay ngôn tình. Khi họ đã mua sách là họ đã có ý thức đọc. Mỗi người đọc sách với nhiều mục đích khác nhau, người có nhu cầu tìm hiểu kiến thức thì sẽ đọc sách khoa học, nghiên cứu, người có nhu cầu giải trí thì họ chọn sách nhẹ nhàng”.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông cho rằng, người trẻ chọn sách theo mục đích và nhu cầu của họ. Những cuốn sách dễ đọc, phù hợp tâm lý, lứa tuổi của người trẻ được chọn lựa là chuyện bình thường. Dần dần bản thân mỗi người, tự chuyển hóa việc lựa chọn sách theo từng giai đoạn lứa tuổi phù hợp với bản thân mình. Đó chỉ giai đoạn tạm thời, khi họ trưởng thành hoặc có những thay đổi về tâm lý thì “gu sách” của nhóm đối tượng đó cũng sẽ thay đổi.
Phải làm gì để đọc có văn hóa?
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Văn hóa đọc là phải đọc có văn hóa”. Ông cho rằng, khi đặt chữ văn hóa trước một vấn đề đều phải hình thành những quy chuẩn trong sáng và có mục đích. Để phát triển việc đọc sách thành văn hóa đọc trong cộng đồng thì cần ba yếu tố then chốt là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các nhà quản lý, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong đó. Yếu tố trọng tâm và chủ chốt là mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực văn học hóa đọc của mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên ba nhân tố: thói quen đọc sách, sở thích đọc sách và kỹ năng đọc sách. Theo Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Cá nhân mỗi người đóng góp vai trò tiên quyết trong việc xây dựng văn hóa đọc. Đầu tiên, phải hình thành thói quen với sách, dần dần chuyển hóa nó thành sở thích, từ việc yêu thích biến đổi thành kỹ năng cho bản thân. Bất kỳ việc đọc sách đều áp dụng được với thực tiễn đời sống hoặc phục vụ mục đích trong sáng của bản thân. Đó chính là văn hóa đọc ở mỗi người”.
Để đọc sách có văn hóa, nhà phê bình đề xuất các giải pháp sau:
- Mỗi người không chỉ dừng lại ở việc đọc giải trí đơn thuần mà hãy đưa việc đọc sách thành thói quen hàng ngày. Ví như hay đi hội sách, hiệu sách, tìm những cuốn sách hay để đọc.
- Ngoài ra, tạo cho bản thân những thói quen với sách trong đời sống sinh hoạt như đọc trước khi ngủ, khi thư giãn, khi rảnh dỗi, hoặc lập thời gian biểu cho việc đọc sách hàng ngày”. Nếu hình thành được thói quen sẽ chuyển hóa được “gu đọc sách” theo những định hướng giàu giá trị thông tin, khoa đọc, đời sống.
- Ngay từ trong gia đình, nhà trường nên định hướng và phát triển thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ từ nhỏ. Có nghĩa hình thành 3 yếu tố nền tảng: thói quen - sở thích - kỹ năng đọc cho mỗi cá nhân trong môi trường gia đình và giáo dục. Khi đọc sách hình thành kỹ năng, thì bản thân mỗi người tự hình thành cho mình sự ứng xử với sách: biết vận dụng những nội dung đã đọc để có thể cải thiện chính cuộc sống của họ.
Đánh giá về các hoạt động như hội sách, phố sách hay các dự án phi lợi nhuận về sách như Sách hóa nông thôn, Đọc sách cùng con…nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng của xã hội.
Tuy nhiên, phải làm sao để khi xã hội có sách, có địa điểm để đọc nhưng họ đọc gì, đọc như thế nào mới là điều đáng bàn. Vì vậy, định hướng và phát triển “văn hóa đọc” từ mỗi gia đình, nhà trường và lan tỏa từ mỗi cá nhân đến cộng đồng xã hội là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Ông Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng, việc hình thành văn hóa đọc vẫn còn là một hành trình dài của 3 bên: cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và cá nhân. Vì vậy, khi ba yếu tố này cùng tạo nên sự đột phá, kích thích lẫn nhau sẽ giúp văn hóa đọc được phát triển.
Để hình thành một xã hội học tập, mỗi người là yếu tố quyết định để phát triển nó. Vì vậy, mỗi người hãy tự tìm kiếm và trau dồi cho mình thói quen đọc sách phù hợp và bổ ích. Để những trang sách quý của tri thức không còn nằm im trên kệ, để kết nối một xã hội cùng nhau đọc sách, cùng nhau học tập.
Theo PLTP