Tuổi thơ bên dòng lũ – Tản văn Phùng Hiệu
(Vanchuongphuongnam.vn) – Nghe tin bão số 6 vào Đà Nẵng, tôi điện hỏi thăm ông anh họ tên Phùng Nhớ, hiện đang công tác tại Tòa án quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng, anh nói: “Năm ni bão rất “hiền”, nó vừa “ghé” Đà Nẵng được vài tiếng thì chạy ra Huế rồi. Lũ về nho nhỏ, bà con mình không sao cả, em yên tâm”. Nghe anh nói tôi thấy nhẹ lòng. Ảnh Internet Tôi từng có 7 năm lớn lên tại Đà Nẵng, đến khi 7 tuổi vào lớp 2 thì ba mẹ mới đưa vào Nam. Gia đình tôi đi theo diện Kinh tế mới. Vì thế tôi cũng có khoảng tuổi thơ khá dài gắn bó với với đất miền Trung, đặc biệt là vùng đất QNĐN. Ngày ấy, cách đây cũng đã 40 năm tôi từng chứng kiến những trận lũ lớn đổ về vùng đất Cẩm Lệ, qua sông Cầu Đỏ. Và tôi xem đó là điều tất nhiên và rất đổi bình thường, vì mẹ tôi nói, năm nào mình cũng phải chống lũ và chạy lụt như thế. Tuy lũ lụt mang đến cho gia đình và xóm làng nhiều thiệt hại, và tôi vẫn nhận thức được điều đó qua ánh mắt âu lo và công việc chạy lũ của mẹ tôi. Nhưng không hiểu sao ở thời tuổi thơ tôi lại thích thú khi nhìn thấy lũ về. Tôi vẫn còn nhớ những ngày mưa tầm tã, khi nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, mẹ tôi gánh 3 anh em tôi trên 2 chiếc thúng tre chạy lên đường quốc lộ, nơi có ngôi trường PTCS được xây dựng trên vùng đất cao ráo. Ở đó tôi gặp những người cùng trang lứa, được nghịch nước, được người lớn cõng đi be bờ, giăng lưới bắt cá, đặc biệt là bắt dế… Những giây phút ấy trở thành ký ức đẹp đẽ, khi chúng tôi hào hứng thả lưới vào dòng nước, mong chờ những chú cá béo tròn hay những chú dế côm thoát mập ú, đặc sản mà chỉ có mùa lũ mới đem lại. Khi nước lũ ngừng chảy xiết là lúc chúng tôi lại theo ông bà, cha mẹ chèo ghe đi vớt gà vịt và những con vật trôi nổi. Nhớ có lần cậu tôi với được 1 con heo to đang trôi vào đầu xóm. Thế là đêm đó bọn trẻ chúng tôi được ăn một bữa thịt heo no nê và thưởng thức mùi dế côm mẹ nướng thơm lừng và béo ngậy. Vốn sẵn tính tiết kiệm, cả nhà ông ngoại xúm lại ráng từng miếng da heo thành tóp mở, hầm xương heo làm nước súp để dành ăn trong những ngày tới. Khi lớn hơn một chút nữa, tôi mới hiểu rằng, sau mỗi cơn bão, bên cạnh những thiệt hại về tài sản, vật chất thì còn có những nỗi đau về tinh thần, nỗi đau mất mát. Nhưng tất cả rồi cũng qua đi, vết thương nào rồi cũng lành lặng và điều tôi cảm nhận rõ nhất còn lại là sự đoàn kết, là tình làng nghĩa xóm và tính tương thân, tương ái của đồng bào miền Trung chịu khó. Mỗi khi có lũ, mọi người lại tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau. Những bát cơm nóng hổi, những nắm gạo, củ khoai, hũ mắm, bịch cá khô, thùng nước sạch được chia sẻ như một cách để xoa dịu nỗi đau và khắc phục những mất mát. Người miền Trung, trong những khoảnh khắc khó khăn nhất, luôn biết cách đứng vững bên nhau. Họ không chỉ sống chung với lũ mà còn xây dựng nên một văn hóa cộng đồng tương thân, tương ái bền vững. Những ký ức về tuổi thơ bên dòng nước lũ không chỉ là dấu ấn của thiên nhiên mà còn là minh chứng cho tình người, cho sự yêu thương và chia sẻ. Chính những điều đó đã giúp cho người dân miền Trung dù khó khăn cách mấy, họ vẫn luôn vượt qua mọi thử thách và những khắc nghiệt của thiên tai. Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển. Phùng Hiệu Post Views: 49 Adblock test (Why?)
(Vanchuongphuongnam.vn) – Nghe tin bão số 6 vào Đà Nẵng, tôi điện hỏi thăm ông anh họ tên Phùng Nhớ, hiện đang công tác tại Tòa án quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng, anh nói: “Năm ni bão rất “hiền”, nó vừa “ghé” Đà Nẵng được vài tiếng thì chạy ra Huế rồi. Lũ về nho nhỏ, bà con mình không sao cả, em yên tâm”. Nghe anh nói tôi thấy nhẹ lòng.
Ảnh Internet
Tôi từng có 7 năm lớn lên tại Đà Nẵng, đến khi 7 tuổi vào lớp 2 thì ba mẹ mới đưa vào Nam. Gia đình tôi đi theo diện Kinh tế mới. Vì thế tôi cũng có khoảng tuổi thơ khá dài gắn bó với với đất miền Trung, đặc biệt là vùng đất QNĐN. Ngày ấy, cách đây cũng đã 40 năm tôi từng chứng kiến những trận lũ lớn đổ về vùng đất Cẩm Lệ, qua sông Cầu Đỏ. Và tôi xem đó là điều tất nhiên và rất đổi bình thường, vì mẹ tôi nói, năm nào mình cũng phải chống lũ và chạy lụt như thế.
Tuy lũ lụt mang đến cho gia đình và xóm làng nhiều thiệt hại, và tôi vẫn nhận thức được điều đó qua ánh mắt âu lo và công việc chạy lũ của mẹ tôi. Nhưng không hiểu sao ở thời tuổi thơ tôi lại thích thú khi nhìn thấy lũ về. Tôi vẫn còn nhớ những ngày mưa tầm tã, khi nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, mẹ tôi gánh 3 anh em tôi trên 2 chiếc thúng tre chạy lên đường quốc lộ, nơi có ngôi trường PTCS được xây dựng trên vùng đất cao ráo. Ở đó tôi gặp những người cùng trang lứa, được nghịch nước, được người lớn cõng đi be bờ, giăng lưới bắt cá, đặc biệt là bắt dế… Những giây phút ấy trở thành ký ức đẹp đẽ, khi chúng tôi hào hứng thả lưới vào dòng nước, mong chờ những chú cá béo tròn hay những chú dế côm thoát mập ú, đặc sản mà chỉ có mùa lũ mới đem lại.
Khi nước lũ ngừng chảy xiết là lúc chúng tôi lại theo ông bà, cha mẹ chèo ghe đi vớt gà vịt và những con vật trôi nổi. Nhớ có lần cậu tôi với được 1 con heo to đang trôi vào đầu xóm. Thế là đêm đó bọn trẻ chúng tôi được ăn một bữa thịt heo no nê và thưởng thức mùi dế côm mẹ nướng thơm lừng và béo ngậy. Vốn sẵn tính tiết kiệm, cả nhà ông ngoại xúm lại ráng từng miếng da heo thành tóp mở, hầm xương heo làm nước súp để dành ăn trong những ngày tới.
Khi lớn hơn một chút nữa, tôi mới hiểu rằng, sau mỗi cơn bão, bên cạnh những thiệt hại về tài sản, vật chất thì còn có những nỗi đau về tinh thần, nỗi đau mất mát. Nhưng tất cả rồi cũng qua đi, vết thương nào rồi cũng lành lặng và điều tôi cảm nhận rõ nhất còn lại là sự đoàn kết, là tình làng nghĩa xóm và tính tương thân, tương ái của đồng bào miền Trung chịu khó. Mỗi khi có lũ, mọi người lại tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau. Những bát cơm nóng hổi, những nắm gạo, củ khoai, hũ mắm, bịch cá khô, thùng nước sạch được chia sẻ như một cách để xoa dịu nỗi đau và khắc phục những mất mát.
Người miền Trung, trong những khoảnh khắc khó khăn nhất, luôn biết cách đứng vững bên nhau. Họ không chỉ sống chung với lũ mà còn xây dựng nên một văn hóa cộng đồng tương thân, tương ái bền vững. Những ký ức về tuổi thơ bên dòng nước lũ không chỉ là dấu ấn của thiên nhiên mà còn là minh chứng cho tình người, cho sự yêu thương và chia sẻ. Chính những điều đó đã giúp cho người dân miền Trung dù khó khăn cách mấy, họ vẫn luôn vượt qua mọi thử thách và những khắc nghiệt của thiên tai.
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Phùng Hiệu
Post Views: 49