Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?

Việt Nam chưa có văn hóa đọc? Vấn đề về văn hóa đọc làm nóng nghị trường Quốc hội khi đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng người Việt Nam được nhận xét là thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Ông cho rằng đọc sách là thói quen rất quan trọng, là quá trình "học tập suốt đời", giúp thấu hiểu chính mình và cảm thông với người khác. Còn đọc thông tin trên mạng, chỉ là dạng lướt không đầy đủ nội dung, dễ suy nghĩ phiến diện và dẫn đến xu hướng muốn đả kích người khác hoặc ủng hộ thái quá. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) nêu quan điểm về việc người Việt còn thiếu thói quen đọc sách. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng trẻ em đến với sách để đối trọng với tác động tiêu cực của công nghệ số. Việc đọc sách không chỉ giúp trẻ giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử mà còn góp phần hình thành thói quen đọc, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng nhân cách. Văn hóa đọc lâu nay luôn được quan tâm nhưng kết quả còn chưa thực chất. Các thiết chế thư viện, các không gian tự đọc, tự học chưa phát huy được hết giá trị. Bà Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL - từng tiết lộ số lượng thẻ đăng ký thành viên của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%. Việc đọc còn hạn chế dẫn tới năng lực tự học giảm xuống, kéo theo nhận thức, đạo đức trong giới trẻ dần xuống cấp, ý thức tham gia vào hoạt động cộng đồng cũng giảm theo. Số lượng thẻ đăng ký của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%. TS. Lê Thị Quỳnh Nga - giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu thực tế hiện nay người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ ít dành thời gian cho hoạt động đọc sách. Đối tượng đọc nhiều sách hơn tập trung vào những người phải đáp ứng yêu cầu của công việc như học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu… mà chưa phải xuất phát từ khát khao tri thức hay say mê vẻ đẹp của ngôn ngữ. "Một số người khác lại đọc sách theo trend, theo tâm lý đám đông, thích đọc những truyện cấm để thỏa mãn trí tò mò, hoặc chỉ thích đọc truyện tranh, truyện anime với những nội dung hời hợt, thậm chí phản cảm… Tựu trung lại, việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động, và chưa thể gọi là văn hóa đọc được", TS. Lê Thị Quỳnh Nga nhận định. Văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường được coi là việc làm phù hợp, dễ có hiệu quả, tuy nhiên, theo thời gian phương thức này dần để lộ điểm yếu. "Nhiều trường rất quan tâm đến giáo dục văn hóa đọc, dành nhiều tâm huyết và công sức cho việc hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế do nhà trường phải thực hiện nhiều mục tiêu giáo dục khác nhau", TS. Lê Thị Quỳnh Nga nêu. Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường chưa phát huy được hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, thời gian học sinh ở trường có hạn và nguồn lực của các nhà trường cũng có hạn, nên không thể chỉ trông vào nhà trường. Để hình thành văn hóa đọc, các chuyên gia nhấn mạnh cần sự chung tay của ba bên: gia đình - nhà trường và xã hội. "Để đọc sách trở nên thường xuyên và dần trở thành văn hóa thì gia đình cũng cần đồng hành với con, duy trì, khuyến khích thói quen đọc sách cho các em. Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung đọc lành mạnh, phù hợp độ tuổi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc xây dựng hệ thống thư viện thân thiện tại các trường học, tại những nơi công cộng…", chuyên gia giáo dục Quỳnh Nga nhấn mạnh. Một số chuyên gia nhấn mạnh văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình. TS. Nguyễn Quốc Vương - nhà nghiên cứu giáo dục, nhà hoạt động khuyến đọc - nhấn mạnh cha mẹ chưa thực sự chú tâm đến giáo dục việc đọc cho các con. “Khác với thế giới, trong 100 người quan tâm việc học ở Việt Nam chỉ có 1-2 người quan tâm đến việc đọc của trẻ. Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học hơn việc đọc. Việc học ở đây là làm bài tập, giải đề mà không phải rèn luyện kỹ năng tự học, tự đọc cho các con”, TS. Nguyễn Quốc Vương nêu. Nhiều bậc cha mẹ vẫn nhầm lẫn, cho rằng việc học và việc đọc là hai việc tách rời. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhiều phụ huynh nói rằng con bận học nên không có thời gian đọc. Tăng không gian đọc là chưa đủ Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh kiến nghị xây dựng các góc đọc sách tại nhiều địa điểm công cộng, từ trường học, công viên, bảo tàng, vườn hoa, bệnh viện đến phòng chờ sân bay, bến cảng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi, trạm chờ xe bus... nhằm khuyến khích người dân đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Việc xây dựng thêm nhiều không gian đọc là đúng đắn nhưng không phải tất cả. Bởi nâng cao văn hóa đọc là nâng cao thẩm mỹ, lối sống tôn trọng tri thức, tôn trọng văn hóa nói chung. Việc đó không đơn giản chỉ là đưa sách để mọi người đọc. Vì vậy, tăng không gian đọc là tốt nhưng chưa đủ. Không gian văn hóa đọc sáng tạo là cần thiết nhưng chưa đủ để hình thành văn hóa đọc lâu dài, bền vững. "Xây thư viện sách in chỉ đáp ứng được một phần độc giả và đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn,

Nov 10, 2024 - 08:56
 24
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?

Việt Nam chưa có văn hóa đọc?

Vấn đề về văn hóa đọc làm nóng nghị trường Quốc hội khi đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng người Việt Nam được nhận xét là thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách.

Ông cho rằng đọc sách là thói quen rất quan trọng, là quá trình "học tập suốt đời", giúp thấu hiểu chính mình và cảm thông với người khác. Còn đọc thông tin trên mạng, chỉ là dạng lướt không đầy đủ nội dung, dễ suy nghĩ phiến diện và dẫn đến xu hướng muốn đả kích người khác hoặc ủng hộ thái quá.

Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) nêu quan điểm về việc người Việt còn thiếu thói quen đọc sách.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng trẻ em đến với sách để đối trọng với tác động tiêu cực của công nghệ số. Việc đọc sách không chỉ giúp trẻ giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử mà còn góp phần hình thành thói quen đọc, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng nhân cách.

Văn hóa đọc lâu nay luôn được quan tâm nhưng kết quả còn chưa thực chất. Các thiết chế thư viện, các không gian tự đọc, tự học chưa phát huy được hết giá trị.

Bà Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL - từng tiết lộ số lượng thẻ đăng ký thành viên của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%. Việc đọc còn hạn chế dẫn tới năng lực tự học giảm xuống, kéo theo nhận thức, đạo đức trong giới trẻ dần xuống cấp, ý thức tham gia vào hoạt động cộng đồng cũng giảm theo.

Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 2

Số lượng thẻ đăng ký của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%.

TS. Lê Thị Quỳnh Nga - giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu thực tế hiện nay người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ ít dành thời gian cho hoạt động đọc sách.

Đối tượng đọc nhiều sách hơn tập trung vào những người phải đáp ứng yêu cầu của công việc như học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu… mà chưa phải xuất phát từ khát khao tri thức hay say mê vẻ đẹp của ngôn ngữ.

"Một số người khác lại đọc sách theo trend, theo tâm lý đám đông, thích đọc những truyện cấm để thỏa mãn trí tò mò, hoặc chỉ thích đọc truyện tranh, truyện anime với những nội dung hời hợt, thậm chí phản cảm… Tựu trung lại, việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động, và chưa thể gọi là văn hóa đọc được", TS. Lê Thị Quỳnh Nga nhận định.

Văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình

Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường được coi là việc làm phù hợp, dễ có hiệu quả, tuy nhiên, theo thời gian phương thức này dần để lộ điểm yếu.

"Nhiều trường rất quan tâm đến giáo dục văn hóa đọc, dành nhiều tâm huyết và công sức cho việc hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế do nhà trường phải thực hiện nhiều mục tiêu giáo dục khác nhau", TS. Lê Thị Quỳnh Nga nêu.

Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 3

Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường chưa phát huy được hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, thời gian học sinh ở trường có hạn và nguồn lực của các nhà trường cũng có hạn, nên không thể chỉ trông vào nhà trường. Để hình thành văn hóa đọc, các chuyên gia nhấn mạnh cần sự chung tay của ba bên: gia đình - nhà trường và xã hội.

"Để đọc sách trở nên thường xuyên và dần trở thành văn hóa thì gia đình cũng cần đồng hành với con, duy trì, khuyến khích thói quen đọc sách cho các em. Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung đọc lành mạnh, phù hợp độ tuổi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc xây dựng hệ thống thư viện thân thiện tại các trường học, tại những nơi công cộng…", chuyên gia giáo dục Quỳnh Nga nhấn mạnh.

Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 4Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 5

Một số chuyên gia nhấn mạnh văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình.

TS. Nguyễn Quốc Vương - nhà nghiên cứu giáo dục, nhà hoạt động khuyến đọc - nhấn mạnh cha mẹ chưa thực sự chú tâm đến giáo dục việc đọc cho các con.

“Khác với thế giới, trong 100 người quan tâm việc học ở Việt Nam chỉ có 1-2 người quan tâm đến việc đọc của trẻ. Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học hơn việc đọc. Việc học ở đây là làm bài tập, giải đề mà không phải rèn luyện kỹ năng tự học, tự đọc cho các con”, TS. Nguyễn Quốc Vương nêu.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn nhầm lẫn, cho rằng việc học và việc đọc là hai việc tách rời. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhiều phụ huynh nói rằng con bận học nên không có thời gian đọc.

Tăng không gian đọc là chưa đủ

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh kiến nghị xây dựng các góc đọc sách tại nhiều địa điểm công cộng, từ trường học, công viên, bảo tàng, vườn hoa, bệnh viện đến phòng chờ sân bay, bến cảng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi, trạm chờ xe bus... nhằm khuyến khích người dân đọc sách mọi lúc, mọi nơi.

Việc xây dựng thêm nhiều không gian đọc là đúng đắn nhưng không phải tất cả. Bởi nâng cao văn hóa đọc là nâng cao thẩm mỹ, lối sống tôn trọng tri thức, tôn trọng văn hóa nói chung. Việc đó không đơn giản chỉ là đưa sách để mọi người đọc. Vì vậy, tăng không gian đọc là tốt nhưng chưa đủ.

Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 6Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 7Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 8Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách? ảnh 9

Không gian văn hóa đọc sáng tạo là cần thiết nhưng chưa đủ để hình thành văn hóa đọc lâu dài, bền vững.

"Xây thư viện sách in chỉ đáp ứng được một phần độc giả và đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nếu không khéo sẽ thành đầu voi đuôi chuột. Cần làm cả thư viện sách in và thư viện sách đã số hóa. Với những người ở xa các đô thị, trung tâm văn hóa chắc chắn sẽ không có điều kiện đến thư viện đọc sách, họ sẽ đọc sách trên mạng, vì vậy có thể xem xét xây dựng thư viện số", nhà văn Phan Chi nêu.

Ngoài ra, cũng cần nguồn lực lớn để đầu tư, phát triển nội dung đọc, trong đó tập trung vào các chính sách khuyến khích các tác giả, nhà xuất bản nghiên cứu, đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để vừa có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, văn hóa cao, vừa hấp dẫn về mặt hình thức nhằm thu hút người đọc.

Chuyện chưa kể về người phát ngôn xuất sắc của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris
Chuyện chưa kể về người phát ngôn xuất sắc của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris
Ngành văn hóa sẽ chống đỡ ra sao nếu thuế tăng lên 10%
Ngành văn hóa sẽ chống đỡ ra sao nếu thuế tăng lên 10%
Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bắc Bộ Phủ và nhiều điểm đến gắn với Thủ đô hóa không gian nghệ thuật sắp đặt
Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bắc Bộ Phủ và nhiều điểm đến gắn với Thủ đô hóa không gian nghệ thuật sắp đặt

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ