Một thoáng ở Hòn Đất – Bút ký Phan Anh

Từ thành phố Rạch Giá, theo quốc lộ 80, chúng tôi về hang Hòn, một địa danh nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, từng là bối cảnh để nhà văn Anh Đức sáng tạo nên tiểu thuyết Hòn Đất với một nhân vật huyền thoại “chị Sứ”. Tác giả bên mộ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng Đặc biệt, vùng đất nơi cuối trời Nam này càng nổi tiếng hơn khi được đạo diễn Nguyễn Hồng Sến chuyển thể nội dung cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức thành bộ phim cùng tên để tái hiện cuộc chiến đấu dũng cảm ở trong hang Hòn vào những năm đầu của thập niên sáu mươi trong thế kỷ trước. Với lực lượng không cân sức, mười bảy người xứ Hòn Đất bằng vũ khí thô sơ đã chống lại và chiến thắng oanh liệt trước trận càn của hơn hai ngàn quân Mỹ – Ngụy được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại cùng những thủ đoạn tàn ác, man rợ chưa từng thấy như bỏ thuốc độc vào nguồn nước, chặn đường tiếp tế, hun khói, đánh bộc phá vào hang … Kể từ ngày diễn ra trận càn, đầu năm 1961, đến nay đã hơn sáu mươi năm, con người và diện mạo vùng Hòn Đất hẳn đã có nhiều thay đổi nhưng dấu tích và những câu chuyện huyền thoại về những con người của thành đồng Tổ quốc vẫn cứ ăm ắp, tươi mới, nguyên vẹn như vừa diễn ra ngày hôm qua trong sự yêu quý, ngưỡng vọng của bà con nơi đây và du khách trăm miền mỗi khi về thăm viếng. Sau già nửa giờ đồng hồ xe chạy, tôi đã có mặt ở khu di tích Hòn Đất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Từ Rạch Giá đến Hòn Đất khoảng chừng hơn bốn chục cây số. Con đường huyết mạch nối các tỉnh phía Tây của đồng bằng sông Cửu Long đi lại khá dễ dàng. Chỉ một thoáng, đi qua những vườn xoài, vườn dừa, vườn mít xen lẫn những đồng lúa mênh mông, tôi đã nhìn thấy xứ Ba Hòn hiện ra trước mắt nhấp nhô bên bờ biển trong một màu xanh trập trùng, xum xuê của cây lá. Con đường “hành phương Nam” thật lý thú. Nếu là lần đầu đến miền Tây hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi thấy cái cảnh giao thông bộ, thủy song hành ở miền đất phương Nam này. Ở miền Bắc hay miền Trung, đường bộ và đường thủy thường tách hẳn nhau ra còn ở miền Tây này đường bộ và đường thủy cứ như thể có đôi. Tôi thấy mặt trước các ngôi nhà xe đi qua là đường bộ còn phía sau nhà là những con kênh, con rạch nối nhau chằng chịt cùng những chiếc ghe qua lại tấp lập trong tiếng máy nổ và nước vỗ ì oạp lên đôi bờ. Mỗi khi xe đi qua khu dân cư, tôi lại càng thấy rõ những con kênh và những tuyến đường liên xã, liên huyện chạy song song cùng với nhau để cho ai nấy thích đi xe thì theo đường bộ, thích đi ghe thì xuôi chèo theo những con kênh, con rạch. Phong cảnh Hòn Đất hiện lên trong mắt tôi đẹp như bức tranh họa đồ. Phía trước mặt là mặt biển xanh biếc, mênh mông sóng gió. Ở phía sau lưng là Hòn Me sừng sững. Khu di tích lịch sử Hòn Đất nằm trong thắng cảnh Ba Hòn (Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo), trên tổng thể hàng trăm hét ta được thiên nhiên phú cho hàng chục lò ảng (hang) lớn nhỏ thông nối với nhau cùng những con suối nước trong văn vắt mà tạo nên cảnh non nước kỳ thú. Trên đỉnh hang Hòn, hương biển nồng nàn theo gió đưa vào mát rượi. Buông mắt nhìn xuống người ta thấy sứ xở này như thể là nơi nối đất liền với biển khơi bao la giữa một màu trong xanh không dứt của bầu trời, mặt nước và muôn ngàn cây lá bên nhau tuyệt đẹp. Đứng giữa trời đất, thiên nhiên xinh tươi như thế tôi bỗng nhớ lại cái cảnh sắc tuyệt diệu của vùng đất này đã từng hiện lên trong mắt chị Sứ trước lúc hy sinh: “Chị làm thinh, ngước mặt nhìn ra phía biển. Trời đã sáng rõ. Hồi đêm, Sứ nhìn thấy những lạng sóng vàng lấp lánh ánh trăng, bây giờ trước mặt chị là những lạng sóng hồng, lao xao, rối rít. Màu tím nhạt trên bầu trời biển đã ngả sang màu hồng sen, phơn phớt. Buổi sáng mát rượi mở ra cho Sứ nhìn thấy tất cả những gì đêm qua chị còn chưa thấy rõ. Ban mai như kế tục cái đêm trăng thanh, òa vào lòng chị, an ủi thêm chị bằng những sắc màu của nó. Và chính nó đã cho nhìn thấy toàn cảnh Hòn Đất”. Nói đến Hòn Đất nhiều người sẽ nhớ ngay đến chị Sứ, một nữ chính trong tiểu thuyết và bộ phim “Hòn Đất”. Chị từng lấy đi bao nước mắt của người đọc và người xem phim. Chị Sứ là một nhân vật của nghệ thuật nhưng cũng là một nhân vật của cuộc đời, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Nguyễn mẫu của chị Sứ chính là nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, sinh năm 1937, quê xã Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nhưng sống ở tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chị là một tấm gương tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam với truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Theo tư liệu trong khu di tích chúng tôi được biết, liệt sĩ Phan Thị Ràng tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc khi mới 13 tuổi. Chị hăng hái đi giao liên và trinh sát cho cách mạng. Trong phong trào Đồng khởi chị được Huyện ủy giao phụ trách đội thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bốt của Mỹ – Ngụy từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Chị cũng đã chỉ đạo ba cuộc đưa nhân dân đi đấu tranh với giặc và cả ba lần đều thắng lợi. Trong thời gian công tác

Nov 14, 2024 - 16:52
 15
Một thoáng ở Hòn Đất – Bút ký Phan Anh

Từ thành phố Rạch Giá, theo quốc lộ 80, chúng tôi về hang Hòn, một địa danh nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, từng là bối cảnh để nhà văn Anh Đức sáng tạo nên tiểu thuyết Hòn Đất với một nhân vật huyền thoại “chị Sứ”.

Tác giả bên mộ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng

Đặc biệt, vùng đất nơi cuối trời Nam này càng nổi tiếng hơn khi được đạo diễn Nguyễn Hồng Sến chuyển thể nội dung cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức thành bộ phim cùng tên để tái hiện cuộc chiến đấu dũng cảm ở trong hang Hòn vào những năm đầu của thập niên sáu mươi trong thế kỷ trước. Với lực lượng không cân sức, mười bảy người xứ Hòn Đất bằng vũ khí thô sơ đã chống lại và chiến thắng oanh liệt trước trận càn của hơn hai ngàn quân Mỹ – Ngụy được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại cùng những thủ đoạn tàn ác, man rợ chưa từng thấy như bỏ thuốc độc vào nguồn nước, chặn đường tiếp tế, hun khói, đánh bộc phá vào hang … Kể từ ngày diễn ra trận càn, đầu năm 1961, đến nay đã hơn sáu mươi năm, con người và diện mạo vùng Hòn Đất hẳn đã có nhiều thay đổi nhưng dấu tích và những câu chuyện huyền thoại về những con người của thành đồng Tổ quốc vẫn cứ ăm ắp, tươi mới, nguyên vẹn như vừa diễn ra ngày hôm qua trong sự yêu quý, ngưỡng vọng của bà con nơi đây và du khách trăm miền mỗi khi về thăm viếng.

Sau già nửa giờ đồng hồ xe chạy, tôi đã có mặt ở khu di tích Hòn Đất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Từ Rạch Giá đến Hòn Đất khoảng chừng hơn bốn chục cây số. Con đường huyết mạch nối các tỉnh phía Tây của đồng bằng sông Cửu Long đi lại khá dễ dàng. Chỉ một thoáng, đi qua những vườn xoài, vườn dừa, vườn mít xen lẫn những đồng lúa mênh mông, tôi đã nhìn thấy xứ Ba Hòn hiện ra trước mắt nhấp nhô bên bờ biển trong một màu xanh trập trùng, xum xuê của cây lá. Con đường “hành phương Nam” thật lý thú. Nếu là lần đầu đến miền Tây hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi thấy cái cảnh giao thông bộ, thủy song hành ở miền đất phương Nam này. Ở miền Bắc hay miền Trung, đường bộ và đường thủy thường tách hẳn nhau ra còn ở miền Tây này đường bộ và đường thủy cứ như thể có đôi. Tôi thấy mặt trước các ngôi nhà xe đi qua là đường bộ còn phía sau nhà là những con kênh, con rạch nối nhau chằng chịt cùng những chiếc ghe qua lại tấp lập trong tiếng máy nổ và nước vỗ ì oạp lên đôi bờ. Mỗi khi xe đi qua khu dân cư, tôi lại càng thấy rõ những con kênh và những tuyến đường liên xã, liên huyện chạy song song cùng với nhau để cho ai nấy thích đi xe thì theo đường bộ, thích đi ghe thì xuôi chèo theo những con kênh, con rạch.

Phong cảnh Hòn Đất hiện lên trong mắt tôi đẹp như bức tranh họa đồ. Phía trước mặt là mặt biển xanh biếc, mênh mông sóng gió. Ở phía sau lưng là Hòn Me sừng sững. Khu di tích lịch sử Hòn Đất nằm trong thắng cảnh Ba Hòn (Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo), trên tổng thể hàng trăm hét ta được thiên nhiên phú cho hàng chục lò ảng (hang) lớn nhỏ thông nối với nhau cùng những con suối nước trong văn vắt mà tạo nên cảnh non nước kỳ thú. Trên đỉnh hang Hòn, hương biển nồng nàn theo gió đưa vào mát rượi. Buông mắt nhìn xuống người ta thấy sứ xở này như thể là nơi nối đất liền với biển khơi bao la giữa một màu trong xanh không dứt của bầu trời, mặt nước và muôn ngàn cây lá bên nhau tuyệt đẹp. Đứng giữa trời đất, thiên nhiên xinh tươi như thế tôi bỗng nhớ lại cái cảnh sắc tuyệt diệu của vùng đất này đã từng hiện lên trong mắt chị Sứ trước lúc hy sinh: “Chị làm thinh, ngước mặt nhìn ra phía biển. Trời đã sáng rõ. Hồi đêm, Sứ nhìn thấy những lạng sóng vàng lấp lánh ánh trăng, bây giờ trước mặt chị là những lạng sóng hồng, lao xao, rối rít. Màu tím nhạt trên bầu trời biển đã ngả sang màu hồng sen, phơn phớt. Buổi sáng mát rượi mở ra cho Sứ nhìn thấy tất cả những gì đêm qua chị còn chưa thấy rõ. Ban mai như kế tục cái đêm trăng thanh, òa vào lòng chị, an ủi thêm chị bằng những sắc màu của nó. Và chính nó đã cho nhìn thấy toàn cảnh Hòn Đất”.

Nói đến Hòn Đất nhiều người sẽ nhớ ngay đến chị Sứ, một nữ chính trong tiểu thuyết và bộ phim “Hòn Đất”. Chị từng lấy đi bao nước mắt của người đọc và người xem phim. Chị Sứ là một nhân vật của nghệ thuật nhưng cũng là một nhân vật của cuộc đời, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Nguyễn mẫu của chị Sứ chính là nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, sinh năm 1937, quê xã Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nhưng sống ở tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chị là một tấm gương tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam với truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Theo tư liệu trong khu di tích chúng tôi được biết, liệt sĩ Phan Thị Ràng tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc khi mới 13 tuổi. Chị hăng hái đi giao liên và trinh sát cho cách mạng. Trong phong trào Đồng khởi chị được Huyện ủy giao phụ trách đội thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bốt của Mỹ – Ngụy từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Chị cũng đã chỉ đạo ba cuộc đưa nhân dân đi đấu tranh với giặc và cả ba lần đều thắng lợi. Trong thời gian công tác tại xã Thổ Sơn, chị đã vận động quần chúng, xây dựng lực lượng, dự trữ lương thực và tổ chức chiến đấu chống lại kế hoạch gom dân, lập “ấp chiến lược” vào đầu năm 1962 của Mỹ – Ngụy. Theo kế hoạch, bọn giặc tập trung lính thủy quân lục chiến, bảo an, dân vệ tấn công vào khu vực Ba Hòn. Một trận chiến không cân sức đã diễn ra. Mỹ – Ngụy đã tổ chức nhiều đợt tấn công; đốt lửa, hun khói vào hang; thả thuốc độc xuống suối để tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng vẫn thất bại. Chị Ràng vừa làm liên lạc giữa các đơn vị vừa tổ chức nhân dân đấu tranh, tiếp tế lương thực cho bộ đội chiến đấu. Đặc biệt chị đã tổ chức vận động nhân dân và gia đình binh sĩ khiêng xác binh sĩ ra thị trấn Tri Tôn và thị xã Rạch Giá đòi bồi thường thiệt mạng và chấm dứt cuộc càn. Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân ta, Mỹ – Ngụy phải bỏ dở cuộc càn quét. Rạng sáng ngày 09 tháng 1 năm 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ, đến giữa khu vực Hòn Me và Hòn Đất, cách điểm hẹn với đồng đội khoảng gần năm chục mét, chị Phan Thị Ràng bị địch bắt. Khi ấy, chị đã nhanh trí hô to để báo động cho đồng đội kịp thời rút lui. Trước kẻ thù, chị đã bình thản và bất chấp mọi ngón đòn tra tấn. Mỹ – Nguy đã lôi chị qua các khu dân cư ở Hòn Me, Hòn Đất để dọa nạt dân chúng. Nhưng đi đến đâu chị cũng tranh thủ tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh, vạch trần những âm mưu thâm độc của bọn giặc. Chiều ngày 09 tháng 01 năm 1962, kẻ thù đã đem chị Phan Thị Ràng đến chân núi Hòn Đất hành quyết. Trước lúc chị hy sinh chị đã hô to về phía hang Hòn: các đồng chí có khỏe không, đừng uống nước suối, chúng nó bỏ thuốc độc; đả đảo lũ bán nước, làm tay sai cho giặc. Năm ấy, chị vừa tròn 25 tuổi.

          Anh hùng, liệt sĩ Phan Thị Ràng là nguồn cảm hứng cho nhà văn Anh Đức và đạo diễn Nguyễn Hồng Sến làm nên những tác phẩn để đời. Tiểu thuyết “Hòn Đất” là tác phẩm thành công nhất của Anh Đức, đương thời tác phẩm được trao tặng giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu. Bộ phim “Hòn Đất” cũng là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích. Đến thăm Hòn Đất, tôi được nghe kể và biết được thực tế ngoài đời chị Ràng còn phong phú, cao cả, đẹp đẽ hơn nhiều so với trong những tác phẩm nghệ thuật. Trong tiểu thuyết và trong phim chị Sứ có con và có chồng đi tập kết ra Bắc, hy sinh ở tuổi 27. Còn trong thực tế, chị Ràng chưa có cưới, mới được hứa hôn, chị hy sinh ở tuổi 25 và chưa một lần được nắm tay người yêu vì sự chia cách của chiến tranh tàn ác, người hứa hôn với chị đi tập kết ra Bắc. Đặc biệt, cái chết của chị vô cùng bi thương nhưng rất cao cả. Người dân xứ Hòn vẫn nhớ, ban đầu kẻ thù treo chị Ràng lên cây me và tra tấn hết sức dã man. Chúng bắt chị khai nơi ở của đồng đội và các cơ sở cách mạng. Vì không khai thác được gì nên bọn giặc đã đưa chị vào chân núi Hòn, treo lên cây xoài bằng chính mái tóc dài óng ả và đen nhánh của chị, rồi lấy cọc nhọn đâm khắp người, cắt tai, xẻo thịt… Những chi tiết ở ngoài đời này đi vào tác phẩm của Anh Đức đã được thay đổi ít nhiều. Chẳng sao đó là nghệ thuật. Nghệ thuật có quyền hư cấu để khái quát về cuộc đời cho sâu sắc. Sau này có người hỏi về những chi tiết này, tôi nhớ, hình như nhà văn Anh Đức có lần bảo rằng: xây dựng nhân vật chị Sứ có chồng, có con để nhân vật trong tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho người phụ nữ miền Nam tham gia cách mạng; để chị bị treo trên ngọn dừa vì cây dừa mang tính điển hình Nam Bộ thành đồng. Chúng ta cũng nên biết, khi viết tác phẩm “Hòn Đất” nhà văn Anh Đức chưa một lần đặt chân đến vùng đất này. Ông chỉ nghe kể lại nhưng bằng trái tim nhạy cảm và ngòi bút hoa ông đã khắc họa được một nhân vật để đời, tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ – Ngụy thống nhất đất nước.

          Đến vùng đất Thổ Sơn “thăm” chị “Sứ” và thắng cảnh Ba Hòn, trước tiên chúng tôi vào viếng mộ người nữ anh hùng. Đi qua cổng chào tựa như tam quan có đắp chữ năm chữ nổi “Khu di tích Hòn Đất” ở giữa chúng tôi nhìn thấy một khoảng sân rộng, giữa có hồ sen, rồi đến nhà mộ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, nguyên mẫu của nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết “Hòn Đất”. Hồ sen trước mộ liệt sĩ Phan Thị Ràng không phải mục đích để tạo phong thủy như thường gặp mà nguyên bản là một hố bom của kẻ thù để lại. Có lẽ khi thiết kế khu di tích Hòn Đất người ta muốn giữ lại hố bom này để làm một nhân chứng, một chứng tích tội ác của chiến tranh. Khu nhà mộ liệt sĩ được làm bằng bê tông cốt thép, có mái ngói giả cổ uốn cong nhìn giống một ngôi miếu. Trong ngôi nhà là ngôi mộ liệt sĩ Phan Thị Ràng ốp đá màu trắng ngà rất đẹp. Phía trên đầu mộ là tấm bia khắc các thông tin của liệt sĩ và nổi bật nhất là tấm hình bán thân liệt sĩ chụp khi vừa tròn hai mươi tuổi, tươi tắn rất đẹp. Phía sau mộ, đi qua ba mươi bảy bậc đá lên sườn đồi, chúng ta sẽ đến một quần thể tượng đài và phù điêu được chạm khắc rất tỉ mỉ. Tượng đài cao hai mươi lăm mét làm bằng một trăm mét khối bê tông cốt thép, mạ kẽm sơn đồng cùng hai bức phù điêu bằng đá hoa cương, mỗi bức dài năm mươi mét. Nổi bật nhất cụm công trình là hình tượng liệt sĩ Phan Thị Ràng và quân dân Hòn Đất đang tràn đầy khí thế tiến công kẻ thù để giải phóng quê hương. Hai bức phù điêu hai bên có khắc tên của gần một ngàn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ở Hòn Đất trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Từ mộ chị Ràng, đi về mé trái, cách mộ vài trăm mét, ta sẽ tới suối Lươn, gần hang Ông Cọp, hang Hòn (còn gọi là hang Quân y vì thời chiến tranh dùng làm trạm Quân y). Hang này uốn lượn, gập ghềnh, chỗ rộng chứa được vài chục người, chỗ hẹp phải lách mình chui qua. Gần đó còn có vườn xoài rợp bóng, xanh mát. Đây chính là nơi chị Sứ hi sinh. Nghe kể, đêm trước khi bị giặc phục kích bắt được, chị Ràng đang ở Hòn Me. Chị nghe tin Hòn Đất bị giặc tấn công nên băng đồng trở về để chỉ huy nhân dân chống lại. Khi chị vừa qua khỏi suối Lươn thì bị chúng đón bắt. Chính tại vườn xoài này, kẻ thù đã treo chị lên cây xoài đánh đập dã man bằng báng súng, rồi nhổ cọc tre ở hàng rào đâm chị, cắt thịt cho tới chết. Nằm trong khu di tích lịch sử và thắng cảnh Ba Hòn, ngoài Hòn Đất còn có Hòn Me, Hòn Quéo. Phía bên Hòn Me, ở trên đỉnh, Bộ Tư lệnh Hải quân có thiết kế một phiên bản cột mốc chủ quyền của quần đảo Trường Sa. Dưới chân Hòn Me là khu trưng bày những chứng tích chiến tranh, gồm có các hiện vật như xe tăng M.47, pháo 105 li, máy bay A.37, máy bay trực thăng, vỏ bom, súng cối và các loại súng đạn của Mỹ – Ngụy đã sử dụng tại vùng đất này. Phía bên Hòn Quéo là một danh thắng rất đẹp. Hòn Quéo nằm vươn mình nhô ra biển, quanh năm bốn bề lộng gió biển khơi. Ở giữa Hòn Quéo có ngôi chùa Kỳ Viên (còn gọi là chùa Hòn Quéo) là một điểm tâm linh nổi tiếng thiêng. Trên đường từ Hòn Me qua Hòn Quéo chúng tôi đi qua cửa biển và được vãn cảnh những xóm chài đi đánh lưới ghẹ, chèo ghe câu cá…; được đi qua những ngôi làng (sóc) có nghề truyền thống đan đệm lát, làm nồi đất thủ công để tận hưởng không khí cuộc sống rất thanh bình, êm ả của người dân Khơ – me.

Phải nói rằng khu di tích lịch sử và danh thắng Ba Hòn rất đẹp. Đó là danh thắng của biển, của núi đồi, của rừng, của đồng bằng. Đồng thời cũng là mảnh đất kiên cường, anh dũng gắn liền với tên tuổi của những con người đã đi vào lịch sử dân tộc như những vì sao sáng chói. Ba Hòn quê hương của những chiến công quật khởi. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất nhỏ bé này từng oằn mình hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn và chất hóa học khai quang. Đồng bào, chiến sĩ Hòn Đất cũng đã anh dũng đánh trả hơn ba trăm cuộc càn quét của Mỹ – ngụy. Với những chiến công oanh liệt ấy, năm 1989, khu di tích Hòn Đất đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến với khu di tích lịch sử và danh thắng Ba Hòn ta không chỉ được mãn nhãn và xúc cảm về một cảnh quan bán sơn địa tươi đẹp ở một cửa biển Nam Bộ mà còn không khỏi nhất rưng rưng về một miền Nam thành đồng Tổ quốc bất khuất, kiên cường, trung hậu, đảm đang.

Trên đường trở về, có lúc tôi chợt nghĩ về vùng đất này trong vương quốc Phù Nam, từng một thời thình vượng với nền văn hóa Óc Eo khi xưa. Thủa ấy, biết đâu Ba Hòn chẳng phải đã từng là một cửa ngõ giao lưu rất phồn hoa hay sao? Nhưng rồi lại nghĩ về vật đổi sao rời, đất ấy cũng từng suy tàn theo nhà nước Phù Nam. Thậm chí, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, vì đói nghèo quá mà đã có không ít người dân của xứ này phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để đi về miền Tây sông Hậu khẩn hoang, lập nghiệp. Đúng là thịnh suy khôn lường. Bây giờ đứng giữa trời mây xanh biếc của Hòn Đất linh thiêng để nhìn thấy sự sống đang hồi sinh mạnh mẽ trên cái bình địa một thời vốn chỉ có bom cày pháo nổ mà lòng không khỏi bâng khuâng thương nhớ về một thời máu lửa chưa xa. Lặng lẽ trong ngôi nhà mồ, tôi dâng hương rồi đứng bên mộ chị “Sứ”  khá lâu. Đất trời dường như cũng tĩnh lặng để khỏi làm vết thương của chị đau thêm, chỉ có gió thoảng nhè nhẹ từ trên hang đá, thấm vào da thịt mát lạnh.

P.A

Post Views: 54

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ