Ông Bạch Ngọc Chiến: Tri thức mới là “trang sức” mang lại sự tự tin bền vững cho mỗi người

Đây là một buổi Café Sách dài của Trạm đọc cùng với ông Bạch Ngọc Chiến. Song chúng tôi tin rằng, nếu đủ kiên nhẫn theo hết cuộc trò truyện này, bạn sẽ thu lượm được nhiều điều hữu ích cho bản thân cũng như việc đọc, việc học của mình. Ông Bạch Ngọc Chiến - tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 1994 và lấy bằng Thạc sĩ về quan hệ ngoại giao tại Đại học Monash (Australia) năm 2000. Ông cũng tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2021 ông đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại trường Kinh doanh Shidler của Đại học Hawaii (Mỹ). Ông Chiến có quá trình công tác rất phong phú. Ông khởi nghiệp là giáo viên tiếng Anh và sau đó là hướng dẫn viên du lịch (1994-1996). Ông thi công chức Bộ Ngoại giao cuối năm 1996 và kể từ đó đã kinh qua các vị trí: Chuyên viên Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao; Tuỳ viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ; Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại Bộ Ngoại giao; Trưởng ban Truyền hình Đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4); Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam. Từ ngày 1/7/2020, ông Chiến làm việc tại Tập đoàn giáo dục EQuest với vai trò Phó Chủ tịch Tập đoàn. Trong vai trò Phó UBND tỉnh Nam Định, cũng như vai trò Phó Chủ tịch Tập đoàn giáo dục EQuest hiện nay ông dành rất nhiều thời gian và công sức khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ, học sinh, sinh viên.  Bản thân ông cũng là người yêu thích sách và đọc nhiều. Trạm đọc đã có cuộc trò chuyện với ông về chủ đề này. Những người quan tâm theo dõi ông, đặc biệt là những bạn trẻ từng tham gia các buổi tọa đàm chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm học tập làm việc của ông đều biết ông là người yêu thích sách và đọc nhiều. Thói quen đọc sách của ông được hình thành như thế nào và từ bao giờ thưa ông? Về thói quen đọc sách và cả những cuốn sách gây ảnh hưởng tới tôi, sách tôi yêu thích, tôi đã chia sẻ khá chi tiết trong bài viết được Trạm đọc đặt tên là “Chuyện đọc và những cuốn sách yêu thích của Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest Bạch Ngọc Chiến”. Mời các bạn bấm vào link và đọc nhé. Vậy thói quen đọc sách hàng ngày, hàng tuần của ông hiện nay như thế nào? Giai đoạn Covid ở nhà, tôi đặt ra lịch học, lịch đọc khá căng thẳng và tuân thủ lịch đó trong khoảng một tháng, nhưng tôi thấy rất mệt và không hẳn hiệu quả. Sau đó tôi đã có một số điều chỉnh. Hiện tại thói quen của tôi là buổi sáng dậy sớm một chút, tập thể dục, sau đó ăn sáng. Tiếp đó tôi có một tiếng, từ 7h15 cho đến 8h15 để đọc sách, lúc đó đầu óc rất thoáng, minh mẫn để đọc. Ngoài ra nếu có cuốn nào hay, khiến tôi say mê, thì tôi đọc bất kể lúc nào cho đến khi xong thì thôi. Tức là việc đọc của tôi là vừa có thói quen, vừa có ngẫu hứng… Tôi nghĩ đây cũng là cách đọc nên được khuyến khích, vì khi người ta say mê thì người ta cũng nhập dữ liệu vào đầu rất tốt. Ngoài ra tôi cũng học kinh nghiệm đọc từ những người khác. Hiện nay tôi đọc nhiều sách tham khảo, sách non-fiction, là kiểu sách khá khó đọc. Nếu chỉ chăm chú đọc một cuốn thì có khi phải mấy tháng mới xong một cuốn, nên tôi chọn cách đọc nhiều cuốn cùng một lúc. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải mở sách ra đọc. Cứ đọc mình sẽ thu được lợi ích từ nó. Như ông từng chia sẻ, đọc sách giúp ông có nguồn kiến thức phong phú, có khả năng viết ấn tượng, cũng như có thể thuyết trình, trình bày tham luận rất tốt, kể cả khi ông không có sự chuẩn bị trước đó. Xin ông chia sẻ thêm về vấn đề này. Việc tôi đi phát biểu khá rôm rả, vui vẻ là nhờ tôi đọc khá nhiều và nhớ khá nhiều; nên nó ngấm vào, trở thành một cái gì đó tự nhiên của bản thân; khi nói tôi có thể nói được luôn, chứ không bị gò bó nhiều quá. Điều này rất bình thường với những người đọc rộng, bởi đọc càng nhiều thì năng lực tư duy, diễn đạt càng phong phú. Các nhà nghiên cứu đã nói: từ vựng của mỗi người rất khác nhau. Ví dụ người làm nghề lao động thủ công thì vốn từ của họ chỉ có vài nghìn từ, còn các học giả thì có thể lên đến cả chục nghìn từ. Tôi nhớ ngày xưa học ở trường ngoại ngữ thầy giáo tôi nói: người có vốn từ vựng khủng khiếp nhất là Goethe. Vốn từ chủ động của ông lên tới mấy chục nghìn từ. Quá trình làm việc tôi tâm đắc một điều: mọi thứ thực ra chỉ là việc kể chuyện mà thôi. Mình cần kể ra câu chuyện và thuyết phục họ tin vào câu chuyện đó. Và ai có kiến thức nền tốt thì người đó thắng lợi. Ngoài ra là cách diễn đạt, nếu có thêm tí duyên dáng, hài hước thì sẽ có lợi ích hơn. Tất nhiên cái nào cũng có mặt lợi, mặt hại. Vì nếu hàn lâm quá thì sẽ khó thu hút ngay, nhưng lại có chiều sâu; còn không hàn lâm mà bình dân, vui vẻ thì người ta sẽ thích, nhưng cũng dễ quên. Nên trong cái hay của tôi nó cũng có cái dở là: tôi sẽ là một diễn giả popular/ đại chúng, truyền cảm hứng vui vui, chứ chiều sâu thì chưa đạt. Tôi cũng sợ mình nói nhiều quá mà bản thân không cập nhật kiến thức mới, thì nó sẽ lặp lại. Mà sự lặp lại thì rất nhàm chán, nên là chỉ có cách tự nạp, nạp càng nhiều thì mình sẽ càng mới, lúc đó mình

Nov 22, 2024 - 17:31
 13
Ông Bạch Ngọc Chiến: Tri thức mới là “trang sức” mang lại sự tự tin bền vững cho mỗi người

Đây là một buổi Café Sách dài của Trạm đọc cùng với ông Bạch Ngọc Chiến. Song chúng tôi tin rằng, nếu đủ kiên nhẫn theo hết cuộc trò truyện này, bạn sẽ thu lượm được nhiều điều hữu ích cho bản thân cũng như việc đọc, việc học của mình.

Ông Bạch Ngọc Chiến - tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 1994 và lấy bằng Thạc sĩ về quan hệ ngoại giao tại Đại học Monash (Australia) năm 2000. Ông cũng tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2021 ông đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại trường Kinh doanh Shidler của Đại học Hawaii (Mỹ).

Ông Chiến có quá trình công tác rất phong phú. Ông khởi nghiệp là giáo viên tiếng Anh và sau đó là hướng dẫn viên du lịch (1994-1996). Ông thi công chức Bộ Ngoại giao cuối năm 1996 và kể từ đó đã kinh qua các vị trí: Chuyên viên Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao; Tuỳ viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ; Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại Bộ Ngoại giao; Trưởng ban Truyền hình Đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4); Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam. Từ ngày 1/7/2020, ông Chiến làm việc tại Tập đoàn giáo dục EQuest với vai trò Phó Chủ tịch Tập đoàn.

Trong vai trò Phó UBND tỉnh Nam Định, cũng như vai trò Phó Chủ tịch Tập đoàn giáo dục EQuest hiện nay ông dành rất nhiều thời gian và công sức khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ, học sinh, sinh viên.  Bản thân ông cũng là người yêu thích sách và đọc nhiều. Trạm đọc đã có cuộc trò chuyện với ông về chủ đề này.

Những người quan tâm theo dõi ông, đặc biệt là những bạn trẻ từng tham gia các buổi tọa đàm chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm học tập làm việc của ông đều biết ông là người yêu thích sách và đọc nhiều. Thói quen đọc sách của ông được hình thành như thế nào và từ bao giờ thưa ông?

Về thói quen đọc sách và cả những cuốn sách gây ảnh hưởng tới tôi, sách tôi yêu thích, tôi đã chia sẻ khá chi tiết trong bài viết được Trạm đọc đặt tên là “Chuyện đọc và những cuốn sách yêu thích của Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest Bạch Ngọc Chiến”. Mời các bạn bấm vào link và đọc nhé.

Vậy thói quen đọc sách hàng ngày, hàng tuần của ông hiện nay như thế nào?

Giai đoạn Covid ở nhà, tôi đặt ra lịch học, lịch đọc khá căng thẳng và tuân thủ lịch đó trong khoảng một tháng, nhưng tôi thấy rất mệt và không hẳn hiệu quả. Sau đó tôi đã có một số điều chỉnh. Hiện tại thói quen của tôi là buổi sáng dậy sớm một chút, tập thể dục, sau đó ăn sáng. Tiếp đó tôi có một tiếng, từ 7h15 cho đến 8h15 để đọc sách, lúc đó đầu óc rất thoáng, minh mẫn để đọc. Ngoài ra nếu có cuốn nào hay, khiến tôi say mê, thì tôi đọc bất kể lúc nào cho đến khi xong thì thôi. Tức là việc đọc của tôi là vừa có thói quen, vừa có ngẫu hứng… Tôi nghĩ đây cũng là cách đọc nên được khuyến khích, vì khi người ta say mê thì người ta cũng nhập dữ liệu vào đầu rất tốt.

Ngoài ra tôi cũng học kinh nghiệm đọc từ những người khác. Hiện nay tôi đọc nhiều sách tham khảo, sách non-fiction, là kiểu sách khá khó đọc. Nếu chỉ chăm chú đọc một cuốn thì có khi phải mấy tháng mới xong một cuốn, nên tôi chọn cách đọc nhiều cuốn cùng một lúc. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải mở sách ra đọc. Cứ đọc mình sẽ thu được lợi ích từ nó.

Như ông từng chia sẻ, đọc sách giúp ông có nguồn kiến thức phong phú, có khả năng viết ấn tượng, cũng như có thể thuyết trình, trình bày tham luận rất tốt, kể cả khi ông không có sự chuẩn bị trước đó. Xin ông chia sẻ thêm về vấn đề này.

Việc tôi đi phát biểu khá rôm rả, vui vẻ là nhờ tôi đọc khá nhiều và nhớ khá nhiều; nên nó ngấm vào, trở thành một cái gì đó tự nhiên của bản thân; khi nói tôi có thể nói được luôn, chứ không bị gò bó nhiều quá. Điều này rất bình thường với những người đọc rộng, bởi đọc càng nhiều thì năng lực tư duy, diễn đạt càng phong phú.

Các nhà nghiên cứu đã nói: từ vựng của mỗi người rất khác nhau. Ví dụ người làm nghề lao động thủ công thì vốn từ của họ chỉ có vài nghìn từ, còn các học giả thì có thể lên đến cả chục nghìn từ. Tôi nhớ ngày xưa học ở trường ngoại ngữ thầy giáo tôi nói: người có vốn từ vựng khủng khiếp nhất là Goethe. Vốn từ chủ động của ông lên tới mấy chục nghìn từ.

Quá trình làm việc tôi tâm đắc một điều: mọi thứ thực ra chỉ là việc kể chuyện mà thôi. Mình cần kể ra câu chuyện và thuyết phục họ tin vào câu chuyện đó. Và ai có kiến thức nền tốt thì người đó thắng lợi. Ngoài ra là cách diễn đạt, nếu có thêm tí duyên dáng, hài hước thì sẽ có lợi ích hơn.

Tất nhiên cái nào cũng có mặt lợi, mặt hại. Vì nếu hàn lâm quá thì sẽ khó thu hút ngay, nhưng lại có chiều sâu; còn không hàn lâm mà bình dân, vui vẻ thì người ta sẽ thích, nhưng cũng dễ quên. Nên trong cái hay của tôi nó cũng có cái dở là: tôi sẽ là một diễn giả popular/ đại chúng, truyền cảm hứng vui vui, chứ chiều sâu thì chưa đạt.

Tôi cũng sợ mình nói nhiều quá mà bản thân không cập nhật kiến thức mới, thì nó sẽ lặp lại. Mà sự lặp lại thì rất nhàm chán, nên là chỉ có cách tự nạp, nạp càng nhiều thì mình sẽ càng mới, lúc đó mình mới có được sự hấp dẫn về kiến thức, lấp lánh về trí tuệ.

Ông Bạch Ngọc Chiến chia sẻ trong một hội thảo

Thực tế tôi thấy nhiều người rất ấn tượng với những kiến thức, kinh nghiệm ông chia sẻ.

Được tiếp xúc với nhiều người rất giỏi, tôi thấy mình vẫn còn nông cạn lắm. Nhiều khi tôi cũng tự trách: sao mình cứ nói liều, trong khi những người giỏi hơn thì họ trầm tĩnh. Rằng, những người khôn ngoan thì sẽ không nói nhiều như tôi… Nhưng tôi  thấy mình ít nhiều cũng có chút ảnh hưởng, và có thể khiến những người khác quan tâm, thì mình cũng không nên tiếc, có thể làm quá lên tí cũng được, miễn là tốt cho cộng đồng. …. Bởi tôi cũng nghĩ trên đời này mỗi người có một sứ mệnh, một vai trò. Vai trò của tôi trên sân khấu là một anh Tễu, là người vào màn, nếu mình đóng tốt vai trò đó thì cũng tốt. Mình cũng không nên tiếc vì cách nói đó, phong cách đó; vì nó là một phần của mình rồi.

Tương tự vậy, trong đạo quân, có quân tiên phong chạy trước, có người thầm lặng làm trinh sát, có những người ngồi đằng sau làm tham mưu, có những người bắn tỉa… mỗi người một việc. Tôi hay nói vui mình giống lính xung kích, ôm bộc phá gài vào dây thép gai nổ bùm, để anh em phía sau tiến lên. Thường anh xung phong đi đầu thì dễ “ăn đạn”, nhưng không có ông ấy thì anh em phía sau không tiến lên được (cười).

Ngoài giá trị áp dụng cho công việc, ông nhận thấy đọc sách còn mang lại giá trị gì cho cá nhân ông cũng như độc giả nói chung?

Nhiều chứ. Sách còn đóng vai trò khai sáng và thay đổi tư duy. Mấy năm gần đây tôi rất tâm huyết cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại”, trước đó là cuốn sách “Những đỉnh cao chỉ huy”. Tôi đã mua không dưới 50 các cuốn sách này để tặng cho bạn bè, đối tác và mọi người đều nói đó là những cuốn sách rất hay. Bởi có những vấn đề tôi nghĩ mãi mà không đưa ra được câu trả lời, thì những cuốn sách này khai sáng cho tôi luôn.

Ngoài hai cuốn sách trên, ba cuốn sách của Yuval Harari “Homo Sapiens - lược sử loài người”; “Homo Deus, lược sử tương lai”, “21 vấn đề của thế kỷ 21” cũng làm tôi choáng váng, khiến tôi nhìn nhận lại mọi vấn đề từ trước tới giờ, từ nhân sinh quan tới thế giới quan, thậm chí cả vấn đề tâm linh. Hóa ra trước nay mình xem con voi mà chỉ như con ruồi, con kiến, đậu vào đầu, vào mông, vào vòi của nó và bảo đó là con voi; chứ nó thiếu con mắt của con đại bàng bay lên cao để nhìn xuống.

Đối với những người có ảnh hưởng, có quyền lực trong xã hội nếu họ được khai sáng, ảnh hưởng bởi những tư tưởng hay, tốt, có lợi cho cộng đồng thì rất tuyệt vời. Các nhà lãnh đạo phải đọc sách triết học để có được các tư duy về mặt chiến lược, đưa ra được các sách lược đúng đắn. Ví dụ trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” tác giả đưa ra hai luận điểm đơn giản: thể chế hợp dung và bóc lột. Nếu hợp dung thì sẽ đem lại sự thịnh vượng, chừng nào còn áp dụng bóc lột thì sẽ còn bất công và nghèo đói.

Quay trở lại tôi thấy cái gì cũng có cái tốt và cái xấu của nó. Ví dụ con ong đậu vào bông hoa, hút nhụy để làm mật; con ruồi thì đậu cả vào hoa và bãi phân, và nó không làm ra gì cả, thậm chí nó làm bẩn bông hoa và truyền bá những thứ có hại. Môi trường thông tin cũng như môi trường sách hiện này có rất nhiều bãi phân cũng như bông hoa. Mỗi người, nhất là các bậc phụ huynh phải biến mình thành con ong, đừng biến mình thành con ruồi. Chúng ta phải biết lựa chọn thông tin, lựa chọn kiến thức cho mình, lựa chọn sách hay để đọc.

Vậy theo ông thế nào là những cuốn sách hay?

Đó là những tác phẩm kinh điển đã được thời gian thử thách, hay sách được đánh giá bởi những đơn vị uy tín như New York Times. Tôi thấy hiện nay mọi người chạy theo kiến thức để tạo ra kỹ năng làm việc ngay lập tức, còn kiến thức để tạo ra tư duy, phương pháp luận thì mọi người lại không quan tâm.

Mảng sách tôi cho rằng cần làm tốt nhất - tôi từng khuyến nghị với anh Nguyễn Cảnh Bình, anh ấy cũng đang làm rất tốt - là sách triết học. Bởi các triết lý của các triết gia như Plato, Socrates, Khổng Tử… đã được kiểm chứng hàng ngàn năm nay. Mặc dù có mặt này, mặt kia, nhưng đó là những tư tưởng góp phần tạo ra tư duy, phương pháp luận làm việc hữu ích cho mỗi cá nhân.

Đây là điều mà những người làm sách, và người làm chính sách cần phải chú ý để đào tạo cho các thế hệ sau. Bởi nếu mọi người cứ chạy theo tầng nổi hoặc khoa học ứng dụng, thì sau này các ngành nghề rất quan trọng với cuộc sống con người sẽ bị teo tóp. Đó là điều rất nguy hiểm.

Quay trở lại với kinh nghiệm đọc sách, ngoài kinh nghiệm đọc sách xong thì nên biết kể lại, đâu là những kinh nghiệm đọc sách hữu ích mà ông nghĩ độc giả nên có, đặc biệt là những độc giả trẻ tuổi?

Điều chắc chắn là phải ghi chép. Mặc dù tôi tự tin là trí nhớ mình khá tốt, nhưng có nhiều thông tin lâu không dùng, không xem lại thì vẫn có thể quên, nên tốt nhất khi đọc sách là có ghi chép, để xem lại khi cần.

Thực tế thì cá nhân tôi cũng không tuân thủ điều này được một cách ngặt nghèo, nhưng khi tuân theo thì tôi thấy có giá trị ngay. Khi cần tra cứu, tôi sẽ nhớ ngay tôi đã đọc được điều này ở cuốn sách nào, của tác giả nào. Tôi cho rằng những người đọc sách nên đọc chậm một tí, cẩn thận một tí, tỉ mỉ như một người văn thư, thì điều đó sẽ trả lại cho các bạn rất xứng đáng.

Và cũng cần nói luôn: với xu hướng hiện nay thì vấn đề bản quyền rất quan trọng. Và khi sử dụng thông tin, chúng ta cần phải trích nguồn đầy đủ, như vậy nó mới công bằng, cũng tránh để chúng ta phạm phải vào lỗi đạo văn.

Trước kia trong vai trò Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ông bền bỉ vận động xây dựng tủ sách, tổ chức các hoạt động khuyến khích phát triển phong trào đọc sách tại Nam Định,  xin ông chia sẻ ngắn gọn về hoạt động này. Và hiện nay ông có còn đóng góp gì cho hoạt động này không?

Chương trình tủ sách lớp học của Nam Định xuất phát từ chương trình tủ sách nông thôn của anh Nguyễn Quang Thạch. Có một số doanh nhân người Nam Định rất tâm huyết với chuyện này. Bởi trong số họ có những người xuất thân từ gia đình nghèo, khi xưa thiếu thốn sách, nhưng nhờ đọc trộm sách, chịu khó học; rồi họ thành đạt về mặt tài chính cũng như trí tuệ, và họ muốn truyền bá bí quyết thành công đấy cho các thế hệ sau. Họ rất nhiệt tình trong việc mang sách về tặng cho học sinh ở quê hương. Khi tiếp xúc với tôi họ nói: chúng tôi có chương trình đó mà mong anh ủng hộ. Tôi nói là chương trình quá hay và sẽ ủng hộ hơn mức mà các anh chị có thể nghĩ ra.

Ông Bạch Ngọc Chiến trong giai đoạn công tác tại UBND tỉnh Nam Đinh

Tôi đã phát động hoạt động này trở thành phong trào của tỉnh. Và thay vì chỉ mua sách, rồi chở sách đến trường tặng, tôi đã ra một cơ chế khá thú vị và chúng tôi đã làm thành công. Đó là tôi đã nhờ một doanh nhân xây dựng một trang web, sau đó chúng tôi liệt kê tất cả các trường học của tỉnh Nam Định lên đó.

Các trường được phân theo cấp học và theo địa phương. Trường nào đã được tặng sách thì sẽ được đánh dấu là đã được tặng. Khi một cá nhân muốn tài trợ, thì họ vào trang web, chọn một trường muốn tặng trong danh sách trường chưa được tặng sách. Nếu chọn một trường tiểu học, thì nó sẽ tự động nhảy ra menu/ danh mục sách của tiểu học, THCS thì nhảy ra menu sách của THCS... Và người tài trợ chỉ việc chuyển tiền cho nhà cung cấp.

Về nhà cung cấp tôi đã chọn NXB Kim Đồng là nhà cung cấp chính và yêu cầu họ phải chiết khấu cao nhất, để mua được nhiều sách nhất có thể. Khi nhận được tiền NXB Kim Đồng nhặt sách, đóng gói gửi cho trường.

Về vận chuyển, tôi lại làm việc tiếp với Bưu điện Việt Nam và đạt được thỏa thuận là sách vận chuyển từ Hà Nội về Nam Định là được giảm giá 50% tiền cước, còn vận chuyển trong tỉnh là miễn phí. Thế là tất cả mọi người đều vui vẻ. So với cách cũ, mọi người tự làm từ việc mua sách, vận chuyển tới trường tặng sách, tốn khá nhiều thời gian công sức; thì với cách làm này chỉ cần ngồi một chỗ một người cũng có thể tặng sách cho trường học trong vòng nốt nhạc.

Về người tặng, nếu ai thích được báo chí đưa tin, thì tôi lại mời báo Nam Định và truyền hình Nam Định đến quay; người thích thầm lặng thì thôi.

Đóng góp của tôi chính là nghĩ ra một hệ thống để cho người tặng, người nhận, người vận chuyển, người cung cấp có thể gặp nhau trên hệ thống, không hề tốn kém, không hề có quỹ cũng như người quản lý quỹ.

Đó là mô hình không tệ, nhưng rất tiếc là khi tôi không làm việc nữa, thì nó không được nhân rộng tiếp. Nhưng tôi nghĩ nếu đi theo mô hình đó thì có thể làm ở quy mô toàn quốc được. Rất là dễ. Và tôi nghĩ đến một thời điểm phù hợp, có điều kiện, có nguồn lực tốt tôi sẽ quay trở lại sáng kiến này, để làm sao có thể phổ biến được sách vở một sách rộng rãi nhất có thể.

Hôm khai giảng năm học 2017, đồng loạt hơn 50 trường ở Nam Định được nhận sách, do tôi vận động được một doanh nghiệp tặng. Tổng cộng số sách được vận chuyển hôm đó do bưu điện báo lại là 11 tấn.

Tổng hợp lại sau mấy năm phát động thì chương trình cũng quyên được gần 1 triệu bản sách, tương đương hơn chục tỉ tiền sách. So với mục tiêu 12.662 lớp học ở Nam Định có sách, thì cuối cùng đã có hơn 10.000 lớp có sách. Nói chung đó là câu chuyện khá vui. Chúng tôi chỉ mong rằng 1% các em đọc sách mà thành người giỏi thì Nam Định cũng đã có thêm hàng ngàn nhân tài trong tương lai.

Tôi rất ngưỡng mộ những quán quân phong trào khuyến đọc như anh Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Quốc Vương và rất nhiều các anh chị đang vận hành các tủ sách, thư viện phục vụ cộng đồng ở nhiều nơi trên cả nước. Tôi tin chắc là nỗ lực của các anh chị sẽ được tưởng thưởng xứng đáng trong tương lai. Tôi cũng tin chắc chắn là những bạn trẻ ham đọc sách ngày hôm nay sẽ trở thành những người thành công trong tương lai.

Để văn hóa đọc tại VN thực sự có những bước tiến ấn tượng hơn nữa ông cho rằng cần phải lưu ý, chú trọng những vấn đề và giải pháp nào?

Tôi có tham luận một lần tại hội nghị của bên thông tin truyền thông về việc này. Theo tôi chuyện đọc muốn thực sự phát triển thì nó phải liên quan đến thực học.

Bây giờ người Việt đang học giả. Kết quả thì ồn ào đấy, nhưng chất lượng thì kém, bởi vì cái chuyện thực học của chúng ta kém.

Mà thực học kém là do cái lớn hơn, chính là chính sách về sử dụng nhân lực của chúng ta. Chúng ta đang không tôn trọng những người có thực học, mà chúng ta đang tôn thờ các bằng cấp. Chúng ta có rất nhiều người có nhiều bằng cấp xịn, chả phải giả dối gì cả, nhưng mà người ta chả có cái thực tài gì cả.

Phụ huynh, học sinh sẽ nhìn thấy rõ ràng là học theo cái kiểu đó thì có hiệu quả về mặt công việc, còn thực học thì vất vả, nên người ta sẽ đi theo cái thực dụng thôi.

Vì vậy, câu chuyện khuyến khích đọc sách/ tự học là một câu chuyện tầm vĩ mô, tầm kiến trúc thượng tầng. Đó phải là cái chính sách đầu tiên là của một nhà nước sử dụng con người dựa trên năng lực, thực tài; thì lúc đấy người ta sẽ chú trọng đến việc học để lấy được kiến thức, khả năng làm việc thực sự, học để được tôn trọng.

Nhiều người hay nói về ông Bill Gates, hay là ông Elon Musk… không học hết đại học, là để biện minh cho chuyện không cần học cũng có thể giàu, cũng có thể này kia. Nhưng họ quên mất một điều là những nhân vật ấy họ tự học khủng khiếp. Elon Musk chắc chắn phải có kiến thức kinh khủng về động lực học, vật lý học, về vũ trụ, về tên lửa, về mọi thứ, thì ông ý mới nghĩ ra những sản phẩm, hướng kinh doanh đó.

Nước Mỹ hay các nước phương Tây, các nước tiên tiến không khích lệ chuyện danh hão, mà người ta khích lệ cái thực học, nên người ta có rất nhiều người giỏi.

Trên thực tế có một điều rất là thú vị, đó là ngày xưa hầu hết mọi người chỉ có một lựa chọn duy nhất là làm cho nhà nước, thì bây giờ chúng ta có nhiều lựa chọn khác: làm cho khu vực tư nhân, làm cho khu vực nước ngoài.

Bây giờ có rất nhiều nhân sự rất giỏi đi làm cho khối tư nhân và khối nước ngoài, mà chả ai phải khích lệ họ là đọc đi, học đi. Bản thân họ tự biết là phải học gì, đọc gì để trang bị được cho mình những kiến thức, kinh nghiệm gì. Và hiện nay, khối tư nhân, khối đầu tư nước ngoài đang tạo ra những lựa chọn tốt, đưa ra được phương án khích lệ được chuyện thực học, hoặc là thực đọc.

Đáng lẽ đây phải là điều xảy ra ở khối công, để khối công mạnh lên. Những người công chức trong hệ thống này phải là những người giỏi, để đóng góp được nhiều hơn, bởi vì khối công vẫn đang điều hành cả về kinh tế, lẫn mọi mặt của đời sống. Và đây mới là điều quan trọng.

Còn ở góc độ cá thể hóa, thì thật ra tự con người phải nhận thức được một điều là cuộc sống, cạnh tranh công việc càng ngày càng khó khăn, chỉ những người nào phù hợp mới được lựa chọn. Vì vậy sức ép tự nâng tầm mình lên về mặt đào tạo, tri thức là điều tất yếu. Và mỗi một con người, nhất là các bố mẹ trẻ bây giờ, cần phải có một kế hoạch cho chuyện giáo dục con mình. Nếu giáo dục con mình bằng cách cho các con đọc sách sớm, định hướng nó coi trọng kiến thức, tri thức và tư duy phương pháp luận; thì tôi tin chắc là xã hội, công nghệ có tiến hóa đến đâu thì con người vẫn có đủ tư duy, phương pháp luận và có cả những kỹ năng tác chiến tốt và sẽ còn tồn tại mãi.

Còn những người nào mà không chuẩn bị tốt, thì phải chịu khó thất bại thôi, đấy là chuyện bình thường. Chúng ta cũng không nên trông chờ vào nhà nước, vào trời, hay là vào ai cả. Chúng ta phải tự quyết định lấy. Và quyết định cá nhân của chúng ta rất là quan trọng. Thuận lợi với chính sách chung, điều kiện khách quan thì tốt, còn nếu nó không thuận lợi thì mình phải tự tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mình.

Từ đầu đến giờ ông đã chia sẻ rất nhiều điều hữu ích cho độc giả, vậy còn có điều gì ông muốn chia sẻ thêm nữa cho họ hay không?

Con người sống hay cần sự tự tin. Hầu hết mọi người hiện nay đang lấy tự tin bằng hình thức, bằng hàng hiệu, sự sang chảnh. Nhưng tôi thấm đẫm một điều rằng: sự tự tin do tri thức đem lại mới bền vững. Vì vậy mọi người chớ nên phấn đấu để trở nên giàu hơn, bởi không ai có thể giàu hơn Elon Musk; nhưng có thể phấn đấu để sánh với ông ấy về góc độ trí tuệ. Còn những đồ đạc ngoại thân của chúng ta thì nó cũng sẽ hao mòn theo thời gian và cũng không có ý nghĩa gì đâu. Càng nhiều kiến thức vào đầu, chúng ta sẽ càng có giá trị, còn các vật ngoại thân thì càng để lâu càng mất giá.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này.

Việt Hà thực hiện

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ