TS Đặng Hoàng Giang: Đọc là điều kiện cần của tư duy phản biện

Thanh niên nên đọc tất cả những gì thuộc về kho tàng văn hoá của thế giới, từ tiểu thuyết Nga tới triết học Trung Hoa tới lịch sử đạo Hồi, từ các vấn đề đương đại về nhân quyền, công lý, tới các triết lý phát triển kinh tế, xung đột văn hoá. Mời các bạn độc giả cùng đến với “Café Sách” số thứ 2 với những chia sẻ từ TS Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES ). Sau nhiều năm sinh sống và học tập tại Châu Âu, anh trở về Việt Nam, sáng lập và tham gia nhiều hoạt động xã hội gây được tiếng vang cũng như nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Cuối năm 2015, cuốn sách đầu tiên của TS Đặng Hoàng Giang, “Bức xúc không làm ta vô can”, đã nhận được sự yêu thích của độc giả trên toàn quốc. Anh là người đồng sáng lập Reading Circle, một hoạt động đọc đang rất được quan tâm hiện nay. Điều gì đã gợi cảm hứng cho anh thực hiện hoạt động này? Nếu có, xin anh hãy chia sẻ về một cuốn sách nhận được sự tranh luận sôi nổi nhất tại Reading Circle. Nhóm bạn bè sáng lập và tổ chức Reading Circle, trong đó có tôi, theo đuổi ba mục tiêu: 1) Tạo ra một không gian để giới trẻ thực hành tư duy phản biện và tự do biểu đạt 2) Thông qua sách, truyền bá những tri thức quan trọng, đa dạng và cần thiết cho một thế giới đang ngày càng phức tạp nhưng không được đề cập tới trong chương trình giáo dục chính thống 3) Kết nối các thế hệ, tạo điều kiện để thanh niên giao lưu với từ các trí thức lớn ngoài 70, 80 tuổi, tới các nhà nghiên cứu trung niên, tới các diễn giả mới ra trường đang đi những bước đầu của chặng đường nghề nghiệp của mình. Buổi thảo luận nào cũng rất sôi nổi và dân chủ. Gần đây nhất, cuốn “Imagined Communities” (“Những cộng đồng tưởng tượng”) của Benedict Anderson về bản chất của chủ nghĩa dân tộc đem lại một tranh luận hết sức thú vị. TS Đặng Hoàng Giang điều phối buổi sinh hoạt tại Reading Circle Theo anh, thói quen đọc và học tập có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy phản biện của độc giả? Đọc là điều kiện cần của tư duy phản biện, tuy nhiên chưa phải là đủ. Chúng ta cần phải đọc với thái độ phân tích, có ý thức tìm tới những quan điểm trái với cái mình đang đọc, đối thoại trong tâm trí với tác giả. Đồng thời, chúng ta tìm cách trình bày lại điều mình đọc được với người khác để xem mình hiểu có rõ không, lập luận của mình có kín không và nên tránh việc tôn thờ vô điều kiện cái mình đã đọc được. Tác phẩm đầu tay của anh “Bức xúc không làm ta vô can” phát hành cuối năm 2015 đã nhận được sự yêu mến của rất nhiều độc giả. Điều gì đã thôi thúc anh viết cuốn sách này? Anh có thể chia sẻ một câu chuyện thú vị trong quá trình thực hiện cuốn sách này không? Các bài tiểu luận trong cuốn sách được viết với hai động cơ Tôi muốn trình bày quan điểm của mình về một vấn đề xã hội nhất định, và thuyết phục người đọc tin vào quan điểm của mình. Hoặc tôi muốn hiểu rõ hơn một hiện tượng trong xã hội, muốn đi tìm những nguyên nhân sâu xa đằng sau tạo ra nó. Viết là một quá trình làm việc khó nhọc, có lẽ sự “trả công” lớn nhất là sau khi viết xong tôi có một cái nhìn sâu hơn một chút về lĩnh vực mà tôi quan tâm. Thú vị và bất ngờ nhất, có lẽ luôn luôn là phản ứng của bạn đọc. TS Đặng Hoàng Giang trong một buổi chia sẻ về “Bức xúc không làm ta vô can”   Đã từng sống và học tập tại nước ngoài nhiều năm, anh nhận thấy sự phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam so với các nước bạn như thế nào? Anh có thể dẫn chứng cụ thể những khía cạnh cho thấy điều đó. Ở phần lớn các quốc gia, văn hoá đọc đang đi xuống do sự lấn át của Internet và mạng xã hội. Bạn đọc ít kiên nhẫn hơn với các bài viết dài, các thảo luận trên mạng xã hội trở thành các cuộc ném qua ném lại các ý kiến ngắn, do đó chất lượng thảo luận bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam, đọc không phải là một yêu cầu cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học, do đó văn hoá đọc càng kém phát triển. Trước bối cảnh đó, tôi hoan nghênh các hoạt động của chương trình của các bạn. Theo anh, người trẻ Việt Nam cần đọc những loại sách nào để tăng vốn kiến thức, khả năng tư duy phản biện? Anh có thể gợi ý vài tựa sách cho từng thể loại đó? Thanh niên nên đọc tất cả những gì thuộc về kho tàng văn hoá của thế giới, từ tiểu thuyết Nga tới triết học Trung Hoa tới lịch sử đạo Hồi, từ các vấn đề đương đại về nhân quyền, công lý, tới các triết lý phát triển kinh tế, xung đột văn hoá. Hiện nay sách được dịch ra tiếng Việt rất nhiều, người đọc có môi trường rất thuận lợi. Có quá nhiều sách để có thể nêu lên một vài tiêu đề. Chỉ lưu ý các bạn nên tránh các sách đưa ra các lời giải dễ dãi, những lời hứa hẹn cho một cuộc sống thành công và giầu có bằng những công thức đơn giản và chắc ăn. Trong những cuốn tôi đã đọc khi còn trẻ, tôi luôn luôn nhớ tới cuốn “The catcher in the rye” (“Bắt trẻ đồng xanh”). Nó mô tả một cách tài tình cuộc vật lộn tinh thần của một thiếu niên mới lớn để tìm chỗ đứng của mình trong một thế giới đạo đức giả và những đau đớn và hoang mang khi người ta xây dựng hệ giá trị của mình. “The catcher in the r

Nov 9, 2024 - 22:16
 7

Thanh niên nên đọc tất cả những gì thuộc về kho tàng văn hoá của thế giới, từ tiểu thuyết Nga tới triết học Trung Hoa tới lịch sử đạo Hồi, từ các vấn đề đương đại về nhân quyền, công lý, tới các triết lý phát triển kinh tế, xung đột văn hoá.

Mời các bạn độc giả cùng đến với “Café Sách” số thứ 2 với những chia sẻ từ TS Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES ). Sau nhiều năm sinh sống và học tập tại Châu Âu, anh trở về Việt Nam, sáng lập và tham gia nhiều hoạt động xã hội gây được tiếng vang cũng như nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Cuối năm 2015, cuốn sách đầu tiên của TS Đặng Hoàng Giang, “Bức xúc không làm ta vô can”, đã nhận được sự yêu thích của độc giả trên toàn quốc.

Anh là người đồng sáng lập Reading Circle, một hoạt động đọc đang rất được quan tâm hiện nay. Điều gì đã gợi cảm hứng cho anh thực hiện hoạt động này? Nếu có, xin anh hãy chia sẻ về một cuốn sách nhận được sự tranh luận sôi nổi nhất tại Reading Circle.

Nhóm bạn bè sáng lập và tổ chức Reading Circle, trong đó có tôi, theo đuổi ba mục tiêu:

1) Tạo ra một không gian để giới trẻ thực hành tư duy phản biện và tự do biểu đạt

2) Thông qua sách, truyền bá những tri thức quan trọng, đa dạng và cần thiết cho một thế giới đang ngày càng phức tạp nhưng không được đề cập tới trong chương trình giáo dục chính thống

3) Kết nối các thế hệ, tạo điều kiện để thanh niên giao lưu với từ các trí thức lớn ngoài 70, 80 tuổi, tới các nhà nghiên cứu trung niên, tới các diễn giả mới ra trường đang đi những bước đầu của chặng đường nghề nghiệp của mình.

Buổi thảo luận nào cũng rất sôi nổi và dân chủ. Gần đây nhất, cuốn “Imagined Communities” (“Những cộng đồng tưởng tượng”) của Benedict Anderson về bản chất của chủ nghĩa dân tộc đem lại một tranh luận hết sức thú vị.

TS Đặng Hoàng Giang điều phối buổi sinh hoạt tại Reading Circle

Theo anh, thói quen đọc và học tập có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy phản biện của độc giả?

Đọc là điều kiện cần của tư duy phản biện, tuy nhiên chưa phải là đủ. Chúng ta cần phải đọc với thái độ phân tích, có ý thức tìm tới những quan điểm trái với cái mình đang đọc, đối thoại trong tâm trí với tác giả. Đồng thời, chúng ta tìm cách trình bày lại điều mình đọc được với người khác để xem mình hiểu có rõ không, lập luận của mình có kín không và nên tránh việc tôn thờ vô điều kiện cái mình đã đọc được.

Tác phẩm đầu tay của anh “Bức xúc không làm ta vô can” phát hành cuối năm 2015 đã nhận được sự yêu mến của rất nhiều độc giả. Điều gì đã thôi thúc anh viết cuốn sách này? Anh có thể chia sẻ một câu chuyện thú vị trong quá trình thực hiện cuốn sách này không?

Các bài tiểu luận trong cuốn sách được viết với hai động cơ

Tôi muốn trình bày quan điểm của mình về một vấn đề xã hội nhất định, và thuyết phục người đọc tin vào quan điểm của mình.

Hoặc tôi muốn hiểu rõ hơn một hiện tượng trong xã hội, muốn đi tìm những nguyên nhân sâu xa đằng sau tạo ra nó.

Viết là một quá trình làm việc khó nhọc, có lẽ sự “trả công” lớn nhất là sau khi viết xong tôi có một cái nhìn sâu hơn một chút về lĩnh vực mà tôi quan tâm. Thú vị và bất ngờ nhất, có lẽ luôn luôn là phản ứng của bạn đọc.


TS Đặng Hoàng Giang trong một buổi chia sẻ về “Bức xúc không làm ta vô can”

 

Đã từng sống và học tập tại nước ngoài nhiều năm, anh nhận thấy sự phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam so với các nước bạn như thế nào? Anh có thể dẫn chứng cụ thể những khía cạnh cho thấy điều đó.


Ở phần lớn các quốc gia, văn hoá đọc đang đi xuống do sự lấn át của Internet và mạng xã hội. Bạn đọc ít kiên nhẫn hơn với các bài viết dài, các thảo luận trên mạng xã hội trở thành các cuộc ném qua ném lại các ý kiến ngắn, do đó chất lượng thảo luận bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam, đọc không phải là một yêu cầu cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học, do đó văn hoá đọc càng kém phát triển. Trước bối cảnh đó, tôi hoan nghênh các hoạt động của chương trình của các bạn.

Theo anh, người trẻ Việt Nam cần đọc những loại sách nào để tăng vốn kiến thức, khả năng tư duy phản biện? Anh có thể gợi ý vài tựa sách cho từng thể loại đó?

Thanh niên nên đọc tất cả những gì thuộc về kho tàng văn hoá của thế giới, từ tiểu thuyết Nga tới triết học Trung Hoa tới lịch sử đạo Hồi, từ các vấn đề đương đại về nhân quyền, công lý, tới các triết lý phát triển kinh tế, xung đột văn hoá. Hiện nay sách được dịch ra tiếng Việt rất nhiều, người đọc có môi trường rất thuận lợi. Có quá nhiều sách để có thể nêu lên một vài tiêu đề. Chỉ lưu ý các bạn nên tránh các sách đưa ra các lời giải dễ dãi, những lời hứa hẹn cho một cuộc sống thành công và giầu có bằng những công thức đơn giản và chắc ăn.

Trong những cuốn tôi đã đọc khi còn trẻ, tôi luôn luôn nhớ tới cuốn “The catcher in the rye” (“Bắt trẻ đồng xanh”). Nó mô tả một cách tài tình cuộc vật lộn tinh thần của một thiếu niên mới lớn để tìm chỗ đứng của mình trong một thế giới đạo đức giả và những đau đớn và hoang mang khi người ta xây dựng hệ giá trị của mình.

“The catcher in the rye” được xuất bản tại Việt Nam dưới tên "Bắt trẻ đồng xanh" (Nhà phát hành Nhã Nam)

Gần đây nhất, tuần này, tôi đang đọc “The most good you can do” (“Điều tốt lớn nhất bạn có thể làm”) của triết gia Peter Singer, do một người bạn giới thiệu. Tác giả Singer giới thiệu các lý luận để giúp chúng ta làm từ thiện và hoạt động nhân đạo không chỉ bằng trái tim, mà bằng đầu óc và lý trí để tạo ra tác động và hiệu quả tối đa.

 Bìa sách "The Most good you can do". Cuốn sách hiện chưa xuất bản tại Việt Nam

Trạm Đọc xin chân thành cám ơn sự chia sẻ cởi mở của anh!

Thực hiện: Hải Quỳnh/Trạm Đọc

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ