Đời cho ta cô đơn

Gần đây, một người bạn đã lâu lắm không liên lạc, nhắn tin cho tôi và nói: “Cậu thể viết về cô đơn không?” Tôi nghĩ có lẽ bạn ấy đang cảm thấy rất cô đơn và bất lực khi gửi tin nhắn này. Nói thật, tôi không biết phải trả lời bạn như thế nào. Liệu có nên nói rằng “từ xưa đến nay, rất nhiều nhà văn đã viết về ‘cô đơn’ nhưng vẫn chưa ai giải thích rõ ràng, nên tôi cũng không cần phải viết về chủ đề triết lý này, vì trải nghiệm và khả năng của tôi có hạn…” ? Tôi chỉ tạm trả lời: “Dạo này cậu có chuyện đang bận tâm gì hả? Có gì tớ có thể giúp cậu không?” Tác giả Tuyết Giảo Vì đã đề cập đến chủ đề “cô đơn”, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân mà thôi. Tôi đã sống một mình ở nước ngoài gần 8 năm, xa quê hương, xa cha mẹ, người thân và bạn bè. Từ khi 20 tuổi, tôi dường như đã sống một cuộc sống lang bạt vì học hành và mưu sinh. Năm 19 tuổi, tôi đến Hà Nội, là một cô sinh viên trao đổi học tiếng Việt trong một năm, sau đó về nước tốt nghiệp và một mình đến Thâm Quyến làm việc. Ở tuổi 22, tôi một mình xách ba lô lên và đi khám phá thế giới, tìm kiếm thêm những khả năng trong cuộc sống. Thâm Quyến là một thành phố lớn hiện đại và phát triển nhanh chóng với nhịp sống rất nhanh. Bao quanh thành phó là những tòa nhà văn phòng cao ngất, đôi khi ngước lên nhìn bầu trời, điều đầu tiên tôi thấy là mái của những tòa nhà, rồi mới đến bầu trời xanh. Thời điểm đó, tôi cảm thấy vô cùng cô đơn, bất lực và nhỏ bé. Thế giới này to lớn đến vậy, mà tôi không biết mình thuộc về nơi nào? Chẳng biết đi đâu về đâu, lạc trôi trong những đường phố sầm uất, dưới ánh đèn len lỏi. Tôi giống như tất cả những sinh viên tốt nghiệp đến từ những thị trấn nhỏ, đi đến thành phố lớn để theo đuổi ước mơ của mình, nhưng nhiều lúc lại không biết mình thực sự muốn gì. Giống như một chú chim cuối cùng rời khỏi tổ, được tự do bay lượn, nhưng lại không biết bay về đâu? Tôi chỉ có thể cô đơn và bất lực cố gắng tìm kiếm chốn nương náu cho mình trong thành phố lớn. Không biết có ai giống tôi trải qua cảm giác đó không, những buổi chiều cuối tuần tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa, nhìn ra ngoài cửa sổ thấy tà tà xế chiều, mặt trời gần lặn, nỗi cô đơn và bồn chào lại trào dâng trong lòng. Đôi khi cảm giác cô đơn mãnh liệt nuốt chửng tôi, tôi thậm chí không biết mình là ai? Mình ở đâu? Mình có tồn tại không? Thời gian và không gian có bị lệch lạc không? Đôi khi, để trốn tránh cô đơn, tôi rủ vài người bạn ra ngoài “tìm niềm vui”, nhưng đi giữa ánh đèn rực rỡ, trong một thành phố nhộn nhịp lại càng khiến tôi cảm thấy cô đơn hơn. Có lẽ, càng trốn tránh cô đơn, càng chạy vào đám đông, thì càng cô đơn hơn. Sự khác biệt với những người xung quanh, những câu khách khí càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn trong lòng. Đó chính là minh chứng cho câu nói: “Cô đơn là cuộc vui của một người, còn cuộc vui là sự cô đơn của cả một nhóm người.” Ở Thâm Quyến một thời gian, tôi 22 tuổi vẫn quyết định đi xem thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi một mình đến một đất nước xa lạ – Nhật Bản. Ban đầu tôi chỉ biết một chút tiếng Nhật, lại không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Tôi là người “cứng đầu”, không muốn thua cuộc, không muốn cúi đầu, không muốn thỏa hiệp. Nếu không đạt được một chút “thành tích” nào, tôi không thể trở về và báo cáo với ba me cũng như với bản thân tôi. Nơi đất khách quê người, không có người thân bạn bè, áp lực tài chính, nỗi cô đơn, lo lắng và sự không chắc chắn về tương lai khiến tôi cảm thấy nổ tung. Khi đó, tôi còn trẻ, không biết cách sống hòa hợp với những cảm xúc này và cũng không biết cách xử lý chúng. Khi nỗi lo lắng và cô đơn ập đến, tôi chỉ biết phản ứng một cách tiêu cực, buồn bã, khóc lóc và nổi giận với những người thân bên cạnh, thường xuyên trách họ không hiểu mình. Lúc đó, tôi giống như một “chú chó sói nhỏ”, thích tấn công và cắn xé mọi thứ xung quanh. Bây giờ, nhìn lại, tôi cảm thấy bản thân khi đó thật tràn đầy sức sống. Mọi phản ứng đều rất nguyên thủy, đầy những “khuyết điểm nhỏ”, luôn chống cự một cách “vô nghĩa” với nỗi cô đơn. Như chúng ta biết, khi bắt đầu chống lại một điều gì đó, sức lực chúng ta chống cự lớn đến đâu, thì phản lực sẽ lớn đến đó. Càng không thể chấp nhận “cô đơn”, chúng ta càng khó nhận ra nguồn gốc thật sự của nó. Cô đơn, hóa ra chính là trạng thái bình thường của cuộc sống. Một số người sẽ đồng hành cùng chúng ta trong một đoạn hành trình, nhưng phần lớn thời gian, chúng ta vẫn phải đi một mình, đơn độc. Dù thế giới của người khác có ồn ào đến đâu, thực ra cũng chẳng liên quan gì đến chúng ta. Như tác giả nổi tiếng Trung Quốc Yang Jiang đã viết trong cuốn sách “Chúng ta ba người”: “Thế giới là của riêng mình, không liên quan đến người khác.” Cuộc đời chúng ta suốt kiếp đều cô đơn, vậy tại sao chúng ta không sớm chấp nhận sự thật này và sống hòa hợp với nó? Giống như cái chết chắc chắn sẽ đến, chúng ta cũng không cần lo lắng mỗi ngày, càng không nghĩ rằng việc nhanh chóng tiến đến nơi kết thúc cũng là một khởi đầu. Vì cô đơn là một sự thật, hãy chấp nhận nó, học cách tận hưởng mỗi chặng đường, tận hưởng từng phút

Nov 14, 2024 - 16:52
 14
Đời cho ta cô đơn

Gần đây, một người bạn đã lâu lắm không liên lạc, nhắn tin cho tôi và nói: “Cậu thể viết về cô đơn không?” Tôi nghĩ có lẽ bạn ấy đang cảm thấy rất cô đơn và bất lực khi gửi tin nhắn này. Nói thật, tôi không biết phải trả lời bạn như thế nào. Liệu có nên nói rằng “từ xưa đến nay, rất nhiều nhà văn đã viết về ‘cô đơn’ nhưng vẫn chưa ai giải thích rõ ràng, nên tôi cũng không cần phải viết về chủ đề triết lý này, vì trải nghiệm và khả năng của tôi có hạn…” ? Tôi chỉ tạm trả lời: “Dạo này cậu có chuyện đang bận tâm gì hả? Có gì tớ có thể giúp cậu không?”

Tác giả Tuyết Giảo

Vì đã đề cập đến chủ đề “cô đơn”, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân mà thôi. Tôi đã sống một mình ở nước ngoài gần 8 năm, xa quê hương, xa cha mẹ, người thân và bạn bè. Từ khi 20 tuổi, tôi dường như đã sống một cuộc sống lang bạt vì học hành và mưu sinh. Năm 19 tuổi, tôi đến Hà Nội, là một cô sinh viên trao đổi học tiếng Việt trong một năm, sau đó về nước tốt nghiệp và một mình đến Thâm Quyến làm việc.

Ở tuổi 22, tôi một mình xách ba lô lên và đi khám phá thế giới, tìm kiếm thêm những khả năng trong cuộc sống. Thâm Quyến là một thành phố lớn hiện đại và phát triển nhanh chóng với nhịp sống rất nhanh. Bao quanh thành phó là những tòa nhà văn phòng cao ngất, đôi khi ngước lên nhìn bầu trời, điều đầu tiên tôi thấy là mái của những tòa nhà, rồi mới đến bầu trời xanh. Thời điểm đó, tôi cảm thấy vô cùng cô đơn, bất lực và nhỏ bé. Thế giới này to lớn đến vậy, mà tôi không biết mình thuộc về nơi nào? Chẳng biết đi đâu về đâu, lạc trôi trong những đường phố sầm uất, dưới ánh đèn len lỏi.

Tôi giống như tất cả những sinh viên tốt nghiệp đến từ những thị trấn nhỏ, đi đến thành phố lớn để theo đuổi ước mơ của mình, nhưng nhiều lúc lại không biết mình thực sự muốn gì. Giống như một chú chim cuối cùng rời khỏi tổ, được tự do bay lượn, nhưng lại không biết bay về đâu? Tôi chỉ có thể cô đơn và bất lực cố gắng tìm kiếm chốn nương náu cho mình trong thành phố lớn.

Không biết có ai giống tôi trải qua cảm giác đó không, những buổi chiều cuối tuần tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa, nhìn ra ngoài cửa sổ thấy tà tà xế chiều, mặt trời gần lặn, nỗi cô đơn và bồn chào lại trào dâng trong lòng. Đôi khi cảm giác cô đơn mãnh liệt nuốt chửng tôi, tôi thậm chí không biết mình là ai? Mình ở đâu? Mình có tồn tại không? Thời gian và không gian có bị lệch lạc không?

Đôi khi, để trốn tránh cô đơn, tôi rủ vài người bạn ra ngoài “tìm niềm vui”, nhưng đi giữa ánh đèn rực rỡ, trong một thành phố nhộn nhịp lại càng khiến tôi cảm thấy cô đơn hơn. Có lẽ, càng trốn tránh cô đơn, càng chạy vào đám đông, thì càng cô đơn hơn. Sự khác biệt với những người xung quanh, những câu khách khí càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn trong lòng. Đó chính là minh chứng cho câu nói: “Cô đơn là cuộc vui của một người, còn cuộc vui là sự cô đơn của cả một nhóm người.”

Ở Thâm Quyến một thời gian, tôi 22 tuổi vẫn quyết định đi xem thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi một mình đến một đất nước xa lạ – Nhật Bản. Ban đầu tôi chỉ biết một chút tiếng Nhật, lại không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Tôi là người “cứng đầu”, không muốn thua cuộc, không muốn cúi đầu, không muốn thỏa hiệp. Nếu không đạt được một chút “thành tích” nào, tôi không thể trở về và báo cáo với ba me cũng như với bản thân tôi.

Nơi đất khách quê người, không có người thân bạn bè, áp lực tài chính, nỗi cô đơn, lo lắng và sự không chắc chắn về tương lai khiến tôi cảm thấy nổ tung. Khi đó, tôi còn trẻ, không biết cách sống hòa hợp với những cảm xúc này và cũng không biết cách xử lý chúng. Khi nỗi lo lắng và cô đơn ập đến, tôi chỉ biết phản ứng một cách tiêu cực, buồn bã, khóc lóc và nổi giận với những người thân bên cạnh, thường xuyên trách họ không hiểu mình. Lúc đó, tôi giống như một “chú chó sói nhỏ”, thích tấn công và cắn xé mọi thứ xung quanh.

Bây giờ, nhìn lại, tôi cảm thấy bản thân khi đó thật tràn đầy sức sống. Mọi phản ứng đều rất nguyên thủy, đầy những “khuyết điểm nhỏ”, luôn chống cự một cách “vô nghĩa” với nỗi cô đơn. Như chúng ta biết, khi bắt đầu chống lại một điều gì đó, sức lực chúng ta chống cự lớn đến đâu, thì phản lực sẽ lớn đến đó. Càng không thể chấp nhận “cô đơn”, chúng ta càng khó nhận ra nguồn gốc thật sự của nó.

Cô đơn, hóa ra chính là trạng thái bình thường của cuộc sống. Một số người sẽ đồng hành cùng chúng ta trong một đoạn hành trình, nhưng phần lớn thời gian, chúng ta vẫn phải đi một mình, đơn độc. Dù thế giới của người khác có ồn ào đến đâu, thực ra cũng chẳng liên quan gì đến chúng ta. Như tác giả nổi tiếng Trung Quốc Yang Jiang đã viết trong cuốn sách “Chúng ta ba người”: “Thế giới là của riêng mình, không liên quan đến người khác.” Cuộc đời chúng ta suốt kiếp đều cô đơn, vậy tại sao chúng ta không sớm chấp nhận sự thật này và sống hòa hợp với nó? Giống như cái chết chắc chắn sẽ đến, chúng ta cũng không cần lo lắng mỗi ngày, càng không nghĩ rằng việc nhanh chóng tiến đến nơi kết thúc cũng là một khởi đầu.

Vì cô đơn là một sự thật, hãy chấp nhận nó, học cách tận hưởng mỗi chặng đường, tận hưởng từng phút từng giây của hiện tại, và tận hưởng từng ngày sống cùng với cô đơn. Có lẽ, việc chấp nhận cô đơn, không theo đám đông, giữ vững trái tim ngây thơ ban đầu, chúng ta mới có thể làm được câu nói “đi khắp nửa đời, trở về vẫn là thanh niên.” Chung sống với cô đơn không phải là một việc đơn giản; đây là vấn đề mà con người chúng ta từ khi bắt đầu đã phải đối mặt. Khi chúng ta đã giải quyết được ba bữa ăn mỗi ngày, những nhu cầu vật chất đơn giản, chúng ta buộc phải suy nghĩ về cách giải quyết các vấn đề tinh thần. Đó là lý do vì sao từ xưa đến nay, rất nhiều nhà triết học nổi tiếng và nhà văn đã viết về ‘cô đơn’, trò chuyện về ‘cô đơn’, cố gắng tìm cách giải quyết câu hỏi khó khăn của thế kỷ này. Ở đây, tôi muốn nói rằng tôi không thể đưa ra lời khuyên cho bạn bè của mình, vì tôi cũng không biết phương pháp giải quyết thực sự là gì. Tôi chỉ có thể chia sẻ từ kinh nghiệm sống của mình về cách tôi đã sống chung với cô đơn, cùng tồn tại với nó.

  1. Hãy yêu thương bản thân mình, chấp nhận những điều không hoàn hảo của chính mình. Nhiều lúc chúng ta tự trách mình vì không hoàn hảo và lo lắng rằng không ai yêu mình. Khi chúng ta khó cảm nhận được tình yêu và được yêu, chúng ta càng dễ cảm thấy cô đơn. Đặc biệt đối với phụ nữ, chúng ta, những người phụ nữ châu Á, càng cần phải yêu bản thân và chấp nhận chính mình. Trong nền giáo dục truyền thống, phụ nữ chúng ta phải chu đáo, phải dịu dàng, phải trở thành một người con gái tốt, một người vợ đảm, một nàng dâu tần tảo,… phải hoàn hảo. Tôi thường cảm thấy tiêu chuẩn và định nghĩa của thế giới thật là lố bịch và hài hước. Vì vậy, bất kể hoàn cảnh nào, hãy yêu thương bản thân mình thật tốt. Tất cả những đau khổ trong cuộc sống, người khác không thể giúp bạn vượt qua, chỉ có bạn tự mình vượt qua. Cô đơn cũng vậy, dù bên cạnh có bao nhiêu người cũng không thể giúp bạn vượt qua cô đơn. Chỉ có bạn, bắt đầu giác ngộ, bắt đầu yêu thương bản thân mình, mới có khả năng mạnh mẽ hơn để chấp nhận cô đơn và sống hòa hợp với nó.
  2. Tập thể dục, có một cơ thể khỏe mạnh. Tôi thường cảm thấy con người rất tham lam, khi có sức khỏe lại muốn nhiều tiền hơn, những ham muốn không ngừng gia tăng. Khi chúng ta không có sức khỏe, chúng ta không còn muốn gì khác, chỉ muốn có sức khỏe. Nhiều lúc cô đơn chỉ vì chúng ta suy nghĩ quá nhiều và hành động quá ít. Chúng ta luôn lo lắng về những việc chưa xảy ra, mà thực ra nhiều khi những điều đó sẽ không xảy ra. Khi chúng ta không ngừng suy nghĩ, tại sao không chạy vài vòng, tập thể dục cho cơ thể? Chạy mệt rồi, và khi chạy, cảm giác cô đơn sẽ biến mất.
  3. Phát triển sở thích của bản thân. Ngoài thời gian làm việc, chúng ta cần phát triển một số sở thích để xua tan sự cô đơn. Từ nhỏ, tôi đã thích đọc sách, và mỗi khi cảm thấy cô đơn, tôi thường đọc sách. Chúng ta đều nên phát triển một số sở thích không liên quan đến việc tạo ra giá trị. Đôi khi chính những sở thích này mang lại cho chúng ta sự bình yên trong tâm hồn, cung cấp dinh dưỡng tinh thần, giúp chúng ta nhìn nhận thế giới một cách bình thản hơn, và sống hòa hợp với cô đơn.
  4. Tìm những người bạn cùng tần số với bản thân. Bản chất của con người là tổng hòa mọi mối quan hệ xã hội. Chúng ta cần tìm những người có thể trò chuyện với mình, có những giá trị và quan điểm sống tương đồng. Khi chúng ta gặp khó khăn và thất bại, cảm thấy cô đơn, có thể tìm đến những người bạn này để trò chuyện. Chỉ cần chúng ta còn có thể diễn đạt và chia sẻ, vấn đề sẽ dần được giải quyết, nỗi cô đơn sẽ tìm được lối thoát qua những lời nói. Thế giới rất lớn, có rất nhiều người, vì vậy hãy không ngừng cố gắng để tìm ra những người yêu quý phiên bản không hoàn hảo của bạn, sẵn sàng hỗ trợ bạn và cùng bạn đồng điệu. Dù những người này có thể không ở bên cạnh bạn, khi bạn nghĩ đến việc trên thế giới này có một người thấu hiểu bạn, nỗi cô đơn của bạn sẽ dần tan biến.
  5. Dành một chút thời gian để ở một mình. Có lẽ chúng ta luôn lo lắng không theo kịp với thời đại. Chúng ta ngày ngày bận rộn vì cuộc sống, vì danh lợi. Tôi thường tự hỏi liệu chúng ta có quá bận rộn đến mức đã quên mất mình thật sự là ai không? Khi chúng ta kết thúc một ngày bận rộn, và vào khoảnh khắc tắt điện thoại đi ngủ, có phải chúng ta cũng đã từng nghi ngờ về lý do mà mình không ngừng chạy đua trên con đường này? Tôi nghĩ, khi bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình, đó có lẽ là nỗi cô đơn sâu sắc nhất. Có thể chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, dành thời gian để nhìn vào lòng mình. Khi chúng ta bắt đầu suy ngẫm, có lẽ cô đơn cũng không phải là điều gì đáng lo ngại.

Bản chất của cuộc sống là cô đơn, và nỗi cô đơn cũng là trạng thái bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Khi sự thật đã như vậy, hãy học cách từ từ chấp nhận cô đơn, đừng mong đợi sẽ có ai đó luôn bên cạnh bạn, đừng đặt hy vọng vào người khác, mà hãy học cách tự dựa vào chính mình. Chúng ta nên trân trọng nội tâm của bản thân hơn là chỉ sợ hãi cô đơn, luôn tìm kiếm sự an toàn và chỗ dựa từ bên ngoài, vì chính sự tìm kiếm bên ngoài này khiến chúng ta không thể có được sự bình yên thực sự trong lòng.

Vị đạo diễn tài ba Miyazaki Hayao từng nói: “Đừng dễ dàng phụ thuộc vào một người, nó sẽ trở thành thói quen của bạn. Khi cuộc chia tay đến, bạn không chỉ mất đi một người, mà còn mất đi trụ cột tinh thần của mình.” Dù ở bất cứ đâu và lúc nào, hãy học cách tự lập, điều này sẽ giúp bạn bước đi vững vàng hơn. Dù tôi biết rằng việc học cách chấp nhận cô đơn và sống chung với nó là một việc rất khó khăn, nhưng chúng ta cần phải học, vì chỉ như vậy chúng ta mới có cơ hội trở thành một “con người” hoàn chỉnh hơn, mới có thể thực sự trưởng thành và tận hưởng điều gì là tự do thật sự.

Tuyết Giảo

Post Views: 46

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ