Yêu Hà Nội từ những trang văn

Hà Nội ở nơi nào tôi không rõ, có những đồng rộng mênh mông, những dòng sông chằng chịt như xứ sở của tôi hay không, tôi cũng chẳng thể nào biết được. Tôi đem thắc mắc đó để hỏi bà tôi mà quên rằng suốt một đời tảo tần, một đời lận đận bà chưa một lần đặt bước chân đến nơi phố thị phồn hoa. Thủ đô với bà cũng là một giấc mơ thật đẹp!Văn chương đưa tôi đến những miền đất lạ, trong đó mảnh đất Kinh kỳ Hà Nội trong văn chương với tôi đẹp tựa bức tranh hữu tình. Dưới ngòi bút nhẹ nhàng và trong trẻo của Thạch Lam, Hà Nội vào thu êm đềm với hương thơm nồng nàn của gánh hàng cốm truyền thống từ làng Vòng tỏa đi khắp phố thị. Không chỉ riêng cốm - món ăn dân dã mà thanh tú chứa đựng tinh túy của đất trời và sự khéo léo của người Hà Nội, được Thạch Lam trân trọng gọi là “thức quà của lúa non”, “thức dâng của mùa”, mùi phở thơm, vị chua quả sấu, món bún chả, bánh cuốn Thanh Trì,... trong cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” cũng khiến lòng tôi nao nức, nhóm dậy giấc mơ về Hà Nội trong tôi.Ngày cắp sách đến trường, tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng đã mang tôi về với mùa xuân Hà Nội: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”. Với ngôn ngữ êm ả, giàu chất thơ, chất nhạc, Vũ Bằng đã mang cả mùa xuân đất Bắc về phương Nam xa xôi. Tôi nhớ có một thời mình từng ước ao nhấm nháp cốc nước sấu trong buổi trưa hè nóng bức khi đọc những trang viết trữ tình của tác giả Tạ Việt Anh: “Những trái sấu xanh vừa độ, gọt vỏ bỏ hột, chần qua cho bớt vị chua, được thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu, cái khát trưa hè đã dần lui”. Đối với một đứa trẻ, đôi khi ước mơ giản đơn và bình dị như thế! Cả những mường tượng về mùi sen phảng phất Tây Hồ khi tôi đọc được mấy dòng thơ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai trong bài “Những ngôi sao mang hình quang gánh”: “Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận/ Mùa sen mùa cốm trên vai/ Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ/ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh”...Rồi mùa thu chầm chậm đi qua trang văn, mùa đẹp và êm ả, tình tứ và man mác buồn. Ấy là mùa của bao nguồn cảm xúc không chịu nằm yên trong tâm hồn mỗi người, đã trỗi dậy hòa cùng nhịp thở của tự nhiên, của heo may se sắt. Mái trường nhỏ nằm bên dòng sông nhỏ sớm hôm ấy bất chợt vang vang mấy câu thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi trong bài “Đất nước”, gói trong đó là cả một sớm mai thu về phố cổ: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Ai từng đi qua phố trong cơn gió heo may ùa về, ngắm lá vàng rơi, cây cơm nguội vàng góc đường, hương thị thơm quyện trong nắng êm đềm trải nhẹ,... mới thấy hết cái hồn cốt của mùa thu Hà thành. Mùa thu níu bước chân người xa trở về hàn huyên tâm sự. Và mùa đông đổ buồn trên những mái ngói thâm u, thả cái rét ngọt ngào vào những tầng gác mái. Đọc mấy dòng thơ của thi sĩ Thảo Phương: “Làm sao về được mùa đông?/ Chiều thu - cây cầu/ Đã gãy/ Lá vàng chìm bến thời gian/ Đàn cá, im lìm, không quẫy/ Ừ, thôi.../ Mình ra khép cửa/ Vờ như mùa đông đang về”, tôi thấy mình bộ hành trên những con phố cổ mang tên Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Mã hai tay xoa xoa vào nhau, nghe rỉ rả đâu đó trên căn gác gỗ câu hát: “Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường”. Văn chương thật kỳ diệu! Văn chương mang về cho tôi hình ảnh, hương vị, cái mát lạnh gió heo may, cả những tâm tư tình cảm của con người Hà Nội bao đời sống trong không gian văn hóa, nếp cũ niềm xưa. Có lần tôi đọc “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải cho ông nghe. Ông tôi cũng chưa một lần đến Hà Nội, dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông tôi vẫn mơ về một ngày được đi dưới “Nắng Ba Đình mùa thu/ Thắm vàng trên lăng Bác” (Nguyễn Phan Hách). Đọc đến chỗ cô Hiền nhẹ nhàng, thanh lịch trong từng cử chỉ và lời nói, thích chơi củ thủy tiên mỗi độ xuân về, ông tôi tấm tắc khen: “Khéo quá! Lịch thiệp quá! Đúng là xứ sở “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An mà!”. Tôi thầm mong một ngày nào đó có thể đưa ông về Thủ đô, giữa những ngày rợp bóng cờ đỏ sao vàng, rộn ràng tiếng ca nhắc nhớ về những năm tháng hào hùng của đất nước. Giấc mơ ấy, đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ.Mà Hà Nội vẫn đẹp hoài trong tâm thức của ông tôi...Bây giờ, mỗi năm, thậm chí mỗi mùa tôi đều ra Bắc. Tôi không còn nương nhờ câu thơ ý văn để được về với Thủ đô trong tâm tưởng như những ngày còn nhỏ. Vậy mà, mỗi độ về Hà Thành, những vần thơ năm nào lại trỗi dậy trong trái tim tôi. Văn chương đã chắp cho tôi đôi cánh tình yêu Hà Nội phồn hoa, Hà Nội ngàn năm văn hiến. Một chiều mùa thu đứng bên hồ Gươm, ngắm những cây cơm nguội bên Hồ Gươm vàng rực rỡ, đứng trên cầu Long Biên nhìn con nước lữn

Nov 14, 2024 - 16:53
 22
Yêu Hà Nội từ những trang văn
img2946-16957036435891054312548.jpg

Hà Nội ở nơi nào tôi không rõ, có những đồng rộng mênh mông, những dòng sông chằng chịt như xứ sở của tôi hay không, tôi cũng chẳng thể nào biết được. Tôi đem thắc mắc đó để hỏi bà tôi mà quên rằng suốt một đời tảo tần, một đời lận đận bà chưa một lần đặt bước chân đến nơi phố thị phồn hoa. Thủ đô với bà cũng là một giấc mơ thật đẹp!

Văn chương đưa tôi đến những miền đất lạ, trong đó mảnh đất Kinh kỳ Hà Nội trong văn chương với tôi đẹp tựa bức tranh hữu tình. Dưới ngòi bút nhẹ nhàng và trong trẻo của Thạch Lam, Hà Nội vào thu êm đềm với hương thơm nồng nàn của gánh hàng cốm truyền thống từ làng Vòng tỏa đi khắp phố thị. Không chỉ riêng cốm - món ăn dân dã mà thanh tú chứa đựng tinh túy của đất trời và sự khéo léo của người Hà Nội, được Thạch Lam trân trọng gọi là “thức quà của lúa non”, “thức dâng của mùa”, mùi phở thơm, vị chua quả sấu, món bún chả, bánh cuốn Thanh Trì,... trong cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” cũng khiến lòng tôi nao nức, nhóm dậy giấc mơ về Hà Nội trong tôi.

Ngày cắp sách đến trường, tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng đã mang tôi về với mùa xuân Hà Nội: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”. Với ngôn ngữ êm ả, giàu chất thơ, chất nhạc, Vũ Bằng đã mang cả mùa xuân đất Bắc về phương Nam xa xôi.

Tôi nhớ có một thời mình từng ước ao nhấm nháp cốc nước sấu trong buổi trưa hè nóng bức khi đọc những trang viết trữ tình của tác giả Tạ Việt Anh: “Những trái sấu xanh vừa độ, gọt vỏ bỏ hột, chần qua cho bớt vị chua, được thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu, cái khát trưa hè đã dần lui”. Đối với một đứa trẻ, đôi khi ước mơ giản đơn và bình dị như thế! Cả những mường tượng về mùi sen phảng phất Tây Hồ khi tôi đọc được mấy dòng thơ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai trong bài “Những ngôi sao mang hình quang gánh”: “Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận/ Mùa sen mùa cốm trên vai/ Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ/ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh”...

Rồi mùa thu chầm chậm đi qua trang văn, mùa đẹp và êm ả, tình tứ và man mác buồn. Ấy là mùa của bao nguồn cảm xúc không chịu nằm yên trong tâm hồn mỗi người, đã trỗi dậy hòa cùng nhịp thở của tự nhiên, của heo may se sắt. Mái trường nhỏ nằm bên dòng sông nhỏ sớm hôm ấy bất chợt vang vang mấy câu thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi trong bài “Đất nước”, gói trong đó là cả một sớm mai thu về phố cổ: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Ai từng đi qua phố trong cơn gió heo may ùa về, ngắm lá vàng rơi, cây cơm nguội vàng góc đường, hương thị thơm quyện trong nắng êm đềm trải nhẹ,... mới thấy hết cái hồn cốt của mùa thu Hà thành. Mùa thu níu bước chân người xa trở về hàn huyên tâm sự. Và mùa đông đổ buồn trên những mái ngói thâm u, thả cái rét ngọt ngào vào những tầng gác mái. Đọc mấy dòng thơ của thi sĩ Thảo Phương: “Làm sao về được mùa đông?/ Chiều thu - cây cầu/ Đã gãy/ Lá vàng chìm bến thời gian/ Đàn cá, im lìm, không quẫy/ Ừ, thôi.../ Mình ra khép cửa/ Vờ như mùa đông đang về”, tôi thấy mình bộ hành trên những con phố cổ mang tên Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Mã hai tay xoa xoa vào nhau, nghe rỉ rả đâu đó trên căn gác gỗ câu hát: “Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường”.

Văn chương thật kỳ diệu! Văn chương mang về cho tôi hình ảnh, hương vị, cái mát lạnh gió heo may, cả những tâm tư tình cảm của con người Hà Nội bao đời sống trong không gian văn hóa, nếp cũ niềm xưa. Có lần tôi đọc “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải cho ông nghe. Ông tôi cũng chưa một lần đến Hà Nội, dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông tôi vẫn mơ về một ngày được đi dưới “Nắng Ba Đình mùa thu/ Thắm vàng trên lăng Bác” (Nguyễn Phan Hách). Đọc đến chỗ cô Hiền nhẹ nhàng, thanh lịch trong từng cử chỉ và lời nói, thích chơi củ thủy tiên mỗi độ xuân về, ông tôi tấm tắc khen: “Khéo quá! Lịch thiệp quá! Đúng là xứ sở “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An mà!”. Tôi thầm mong một ngày nào đó có thể đưa ông về Thủ đô, giữa những ngày rợp bóng cờ đỏ sao vàng, rộn ràng tiếng ca nhắc nhớ về những năm tháng hào hùng của đất nước. Giấc mơ ấy, đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ.

Mà Hà Nội vẫn đẹp hoài trong tâm thức của ông tôi...

Bây giờ, mỗi năm, thậm chí mỗi mùa tôi đều ra Bắc. Tôi không còn nương nhờ câu thơ ý văn để được về với Thủ đô trong tâm tưởng như những ngày còn nhỏ. Vậy mà, mỗi độ về Hà Thành, những vần thơ năm nào lại trỗi dậy trong trái tim tôi. Văn chương đã chắp cho tôi đôi cánh tình yêu Hà Nội phồn hoa, Hà Nội ngàn năm văn hiến. Một chiều mùa thu đứng bên hồ Gươm, ngắm những cây cơm nguội bên Hồ Gươm vàng rực rỡ, đứng trên cầu Long Biên nhìn con nước lững lờ và những chiếc lá vô tình trôi theo dòng về phía Gia Lâm, tôi bất giác ngâm nga mấy câu thơ trong bài “Trở lại trái tim mình” của nhà thơ Bằng Việt, bỗng muốn dang tay ôm cả Thủ đô thương mến vào lòng: “Sông Hồng ơi! Giông bão chẳng thay màu/ Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp/ Chùa Một Cột đổ lên đầu giặc Pháp/ Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen”...

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ