Biên thành – Giấc mộng về thế ngoại đào nguyên!
“Biên thành” của Thẩm Tùng Văn giống như một giấc mơ về thế ngoại đào nguyên nhân văn và thơ mộng, tách bạch với thế giới văn minh đô thị đảo điên xô bồ. Tác phẩm được xếp vào danh sách 100 rồi danh sách 20 tác phẩm vĩ đại nhất thế kỷ XX của Trung Quốc. “Biên thành” được bắt đầu viết năm 1933, xuất bản lần đầu năm 1934, được xem là kiệt tác văn học trữ tình của Thẩm Tùng Văn. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết “Biên thành” đã được phát hành vào năm 1984, giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất Kim Kê (Lăng Tử Phong) và Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim thế giới Montréal vào năm 1985. Đọc thêm: Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhân sinh vô thường, thiên nhiên sống động. “Từ Tứ Xuyên tới Hồ Nam, về phía đông có một con đường cái quan. Con đường này dẫn tới một tòa thành nhỏ trên ngọn núi nằm sát địa giới phía tây tỉnh Hồ Nam, tên gọi là Trà Đồng, thì gặp một con suối. Cạnh suối có cây tháp nhỏ màu trắng, dưới chân tháp chỉ có một ngôi nhà. Nhà này cũng chỉ có một ông già, một bé gái và một con chó vàng.” Đây là đoạn văn mở đầu tác phẩm, “Biên thành” trong tựa đề chính là tòa thành nhỏ đó, còn nhân vật chính là ông già quản đò và bé gái Thúy Thúy sống trong ngôi nhà dưới chân tháp. Tác phẩm gồm 21 chương, mỗi chương đẹp như một bài thơ, một bức họa. Thúy Thúy mồ côi cha mẹ từ thuở ấu thơ, lớn lên bên cạnh ông ngoại làm nghề lái đò. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ em, ở tuổi cập kê, Thúy Thúy ngây thơ, xinh đẹp động lòng người. Cậu cả Thiên Bảo và cậu hai Na Tống của gia đình chủ bến đều đem lòng thương yêu Thúy Thúy, trái tim em đã thầm lặng hướng về cậu hai, nhưng thương ông ngoại già cả nên cũng chưa dám tính đến chuyện của cá nhân mình. Cuộc tình tay ba còn bỏ ngỏ thì Thần Chết đã cướp Thiên Bảo trong một chuyến đi thuyền, chết không tìm được xác. Thúy Thúy bị coi là kẻ mang vận rủi cho gia đình chủ bến, tình yêu của em với Na Tống rơi vào tuyệt vọng. Trong một đêm mưa gió, người ông ôm nhiều tâm sự từ giã cõi đời. Na Tống bế tắc trong tình yêu vì thương anh trai tha thiết, anh ra đi không một lời hẹn ước. Một mình Thúy Thúy ở lại với con đò cô đơn lẻ bóng, mòn mỏi mong chờ một “ngày mai” người con trai sẽ trở về, có gì đó không chắc chắn và cũng nhiều hy vọng. Không có một âm mưu xảo trá đao to búa lớn nào để tạo cao trào, những con người trong “Biên thành” đã sống rất nghĩa tình, con tim rung động vì tình yêu nhưng lý trí trăn trở vì gia đình. Ông quản đò đã ở tuổi thất thập, cái chết của ông dễ dàng đoán trước, nhưng Thiên Bảo còn trẻ lắm, lại là dân vùng sông nước, ấy thế mà lại chết đuối! “- Cậu Thiên Bảo chết đuối rồi sao? Chưa bao giờ tôi nghe nói vịt lại bị chết đuối cả. – Vậy mà con vịt đó vẫn có lần bị chết đuối đấy!” Nhân sinh vô thường là thế! Và con người thực sự nhỏ bé trước thiên nhiên. Thiên nhiên nuôi dưỡng con người, thiên nhiên cũng có thể vùi dập con người. Thẩm Tùng Văn đã kể một câu chuyện nông thôn phố núi dựa trên những yếu tố căn bản nhất của cuộc sống, ở đó có tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhân sinh vô thường, và thiên nhiên sống động. Giấc mộng về thế ngoại đào nguyên! “Biên thành” của Thẩm Tùng Văn là tiểu thuyết văn hóa nông thôn tiêu biểu với cảnh sắc non xanh nước biếc, phong tục tập quán truyền thống, người dân nông thôn chân chất lương thiện. Cảnh quan phố núi tươi đẹp mà tác giả phác họa trong “Biên thành” dường như “thoát vòng” đời thường dung tục, nuôi dưỡng nên những con người giản dị thuần khiết. “Việc buôn bán đường thủy và bộ vừa không đến nỗi bị đình đốn vì chiến tranh, vừa không bị ảnh hưởng vì thổ phỉ, mọi việc không việc nào là mất trật tự; dân chúng cũng không ai không an phận, vui thú làm ăn. Ngoài việc nhà có trâu bò chết, thuyền bị lật, hoặc xảy ra biến cố lớn chết chóc nào đó, hoặc cảm thấy đau khổ, vấp ngã vì nỗi bất hạnh nào đó ra, dường như dân chúng biên khu này không bao giờ biết tình hình những địa phương khác của Trung Quốc đang phải chống chọi trong nỗi không may như thế nào.” Tính cách chính trực, ôn hòa, bao dung, thuần phác và lạc quan của người dân nông thôn phố núi, của người nhà quê vùng biên thành đã tạo nên một xã hội đơn giản và êm dịu, một xã hội không có thứ bậc, không có chiến tranh, thậm chí không có cả tham sân si vốn thuộc về bản chất con người. Đó là một hình thái xã hội lý tưởng mà Thẩm Tùng Văn khát khao muốn hiện thực hóa. Như một giấc mộng về thế ngoại đào nguyên! Thẩm Tùng Văn luôn tự gọi mình là “người nhà quê” và xem xét cuộc sống thành thị qua đôi mắt độc đáo của người nhà quê. Ông luôn chú ý đến phương thức sống, dấu ấn cuộc sống và vận mệnh lịch sử của người nhà quê dưới sự tác động của các cuộc va chạm văn hóa khác nhau trong quá trình chuyển đổi sang “nền văn minh hiện đại”. Theo ông, quá trình trải nghiệm của người nhà quê cũng chính là quá trình phát triển của đất nước Trung Quốc, những thứ mà người nhà quê đang dần đánh mất cũng chính là những thứ mà Trung Quốc đang dần mất đi. Trong Lời vào đề, tác giả Thẩm Tùng Văn chia sẻ: “Bạn đọc của tôi nên có chút lý tính, mà lý tín
“Biên thành” của Thẩm Tùng Văn giống như một giấc mơ về thế ngoại đào nguyên nhân văn và thơ mộng, tách bạch với thế giới văn minh đô thị đảo điên xô bồ. Tác phẩm được xếp vào danh sách 100 rồi danh sách 20 tác phẩm vĩ đại nhất thế kỷ XX của Trung Quốc.
“Biên thành” được bắt đầu viết năm 1933, xuất bản lần đầu năm 1934, được xem là kiệt tác văn học trữ tình của Thẩm Tùng Văn.
Phim chuyển thể từ tiểu thuyết “Biên thành” đã được phát hành vào năm 1984, giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất Kim Kê (Lăng Tử Phong) và Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim thế giới Montréal vào năm 1985.
Đọc thêm:
Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhân sinh vô thường, thiên nhiên sống động.
“Từ Tứ Xuyên tới Hồ Nam, về phía đông có một con đường cái quan. Con đường này dẫn tới một tòa thành nhỏ trên ngọn núi nằm sát địa giới phía tây tỉnh Hồ Nam, tên gọi là Trà Đồng, thì gặp một con suối. Cạnh suối có cây tháp nhỏ màu trắng, dưới chân tháp chỉ có một ngôi nhà. Nhà này cũng chỉ có một ông già, một bé gái và một con chó vàng.”
Đây là đoạn văn mở đầu tác phẩm, “Biên thành” trong tựa đề chính là tòa thành nhỏ đó, còn nhân vật chính là ông già quản đò và bé gái Thúy Thúy sống trong ngôi nhà dưới chân tháp. Tác phẩm gồm 21 chương, mỗi chương đẹp như một bài thơ, một bức họa.
Thúy Thúy mồ côi cha mẹ từ thuở ấu thơ, lớn lên bên cạnh ông ngoại làm nghề lái đò. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ em, ở tuổi cập kê, Thúy Thúy ngây thơ, xinh đẹp động lòng người. Cậu cả Thiên Bảo và cậu hai Na Tống của gia đình chủ bến đều đem lòng thương yêu Thúy Thúy, trái tim em đã thầm lặng hướng về cậu hai, nhưng thương ông ngoại già cả nên cũng chưa dám tính đến chuyện của cá nhân mình. Cuộc tình tay ba còn bỏ ngỏ thì Thần Chết đã cướp Thiên Bảo trong một chuyến đi thuyền, chết không tìm được xác. Thúy Thúy bị coi là kẻ mang vận rủi cho gia đình chủ bến, tình yêu của em với Na Tống rơi vào tuyệt vọng. Trong một đêm mưa gió, người ông ôm nhiều tâm sự từ giã cõi đời. Na Tống bế tắc trong tình yêu vì thương anh trai tha thiết, anh ra đi không một lời hẹn ước. Một mình Thúy Thúy ở lại với con đò cô đơn lẻ bóng, mòn mỏi mong chờ một “ngày mai” người con trai sẽ trở về, có gì đó không chắc chắn và cũng nhiều hy vọng.
Không có một âm mưu xảo trá đao to búa lớn nào để tạo cao trào, những con người trong “Biên thành” đã sống rất nghĩa tình, con tim rung động vì tình yêu nhưng lý trí trăn trở vì gia đình. Ông quản đò đã ở tuổi thất thập, cái chết của ông dễ dàng đoán trước, nhưng Thiên Bảo còn trẻ lắm, lại là dân vùng sông nước, ấy thế mà lại chết đuối!
“- Cậu Thiên Bảo chết đuối rồi sao? Chưa bao giờ tôi nghe nói vịt lại bị chết đuối cả.
– Vậy mà con vịt đó vẫn có lần bị chết đuối đấy!”
Nhân sinh vô thường là thế! Và con người thực sự nhỏ bé trước thiên nhiên. Thiên nhiên nuôi dưỡng con người, thiên nhiên cũng có thể vùi dập con người.
Thẩm Tùng Văn đã kể một câu chuyện nông thôn phố núi dựa trên những yếu tố căn bản nhất của cuộc sống, ở đó có tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhân sinh vô thường, và thiên nhiên sống động.
Giấc mộng về thế ngoại đào nguyên!
“Biên thành” của Thẩm Tùng Văn là tiểu thuyết văn hóa nông thôn tiêu biểu với cảnh sắc non xanh nước biếc, phong tục tập quán truyền thống, người dân nông thôn chân chất lương thiện. Cảnh quan phố núi tươi đẹp mà tác giả phác họa trong “Biên thành” dường như “thoát vòng” đời thường dung tục, nuôi dưỡng nên những con người giản dị thuần khiết.
“Việc buôn bán đường thủy và bộ vừa không đến nỗi bị đình đốn vì chiến tranh, vừa không bị ảnh hưởng vì thổ phỉ, mọi việc không việc nào là mất trật tự; dân chúng cũng không ai không an phận, vui thú làm ăn. Ngoài việc nhà có trâu bò chết, thuyền bị lật, hoặc xảy ra biến cố lớn chết chóc nào đó, hoặc cảm thấy đau khổ, vấp ngã vì nỗi bất hạnh nào đó ra, dường như dân chúng biên khu này không bao giờ biết tình hình những địa phương khác của Trung Quốc đang phải chống chọi trong nỗi không may như thế nào.”
Tính cách chính trực, ôn hòa, bao dung, thuần phác và lạc quan của người dân nông thôn phố núi, của người nhà quê vùng biên thành đã tạo nên một xã hội đơn giản và êm dịu, một xã hội không có thứ bậc, không có chiến tranh, thậm chí không có cả tham sân si vốn thuộc về bản chất con người. Đó là một hình thái xã hội lý tưởng mà Thẩm Tùng Văn khát khao muốn hiện thực hóa. Như một giấc mộng về thế ngoại đào nguyên!
Thẩm Tùng Văn luôn tự gọi mình là “người nhà quê” và xem xét cuộc sống thành thị qua đôi mắt độc đáo của người nhà quê. Ông luôn chú ý đến phương thức sống, dấu ấn cuộc sống và vận mệnh lịch sử của người nhà quê dưới sự tác động của các cuộc va chạm văn hóa khác nhau trong quá trình chuyển đổi sang “nền văn minh hiện đại”. Theo ông, quá trình trải nghiệm của người nhà quê cũng chính là quá trình phát triển của đất nước Trung Quốc, những thứ mà người nhà quê đang dần đánh mất cũng chính là những thứ mà Trung Quốc đang dần mất đi.
Trong Lời vào đề, tác giả Thẩm Tùng Văn chia sẻ:
“Bạn đọc của tôi nên có chút lý tính, mà lý tính chút xíu đó bắt nguồn từ sự quan tâm tới biến động xã hội hiện nay của Trung Quốc, nhận thức được chỗ vĩ đại trước đây và chỗ suy vi hiện nay của dân tộc. Họ là những ai đang làm việc lớn nhằm phục hưng dân tộc – một công việc rất hiu quạnh. Tác phẩm này hoặc giả chỉ có thể cho họ một chút u tình hoài cổ, hoặc giả chỉ cho họ một nụ cười buồn hay cho họ một cơn ác mộng, nhưng đồng thời cũng không biết chừng còn cho họ dũng khí và niềm tin.”
Hiểu thêm về nhà văn Thẩm Tùng Văn.
Thẩm Tùng Văn (hoặc Thẩm Tòng Văn) sinh năm 1902 ở Tương Tây, tức là phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tương Tây đã trở thành không gian vùng miền đặc trưng trong sáng tác văn chương của Thẩm Tùng Văn, giống như Thiệu Hưng trong sáng tác của Lỗ Tấn, hoặc thế hệ sau một chút, Đông Bắc Cao Mật trong sáng tác của Mạc Ngôn, hay dãy núi Bả Lâu trong sáng tác của Diêm Liên Khoa…
Thẩm Tùng Văn được coi là một trong những nhà văn Trung Quốc hiện đại vĩ đại nhất, ngang hàng với Lỗ Tấn. Có 3 nhánh trong văn học nông thôn Trung Quốc hiện đại là văn học Khai sáng do Lỗ Tấn đại diện, văn học theo phong cách Tương Tây đẹp đẽ yên bình của Thẩm Tùng Văn, và văn học nông thôn cách mạng cánh tả.
Trong suốt cuộc đời, nhà văn Thẩm Tùng Văn đã sáng tác văn học những hơn 5 triệu chữ, hầu như bao gồm tất cả các thể loại văn học, với văn phong được đánh giá là “Người trước kẻ sau không ai bằng”. Ông đã hạ xuống thấp nhất sự gia công nghệ thuật, thường miêu tả tính cách đẹp đẽ của con người bằng những dòng chữ đơn giản nhất, trở thành trường phái độc đáo. Trong các sáng tác của Thẩm Tùng Văn, văn hóa dân gian và bản sắc khu vực đóng vai trò rất lớn, ông nổi tiếng với việc kết hợp phong cách bản địa với các kỹ thuật viết cổ điển Trung Hoa, nên được xem là nhà văn “bản địa” quan trọng nhất.
Tuy nhiên, Thẩm Tùng Văn là một nhà văn đặc biệt phi chính trị, sự phản kháng của ông đối với sự chính trị hóa nặng nề lên nghệ thuật đã khiến ông bị tấn công công khai trong buổi bình minh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bị chỉ trích, tấn công, ruồng bỏ và cô lập sâu sắc dưới chế độ mới đã khiến cho ông suy sụp tinh thần, trầm cảm, điên loạn và từng nỗ lực tự tử, sau đó không thể viết một tác phẩm hư cấu nào nữa.
Thẩm Tùng Văn từng được dự kiến sẽ giành giải Nobel Văn học năm 1988, nhưng ông đã đột ngột qua đời vì một cơn đau tim. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Thẩm Tùng Văn đã 2 lần được đề cử giải Nobel văn học (1980 và 1988).