Con đường da cam – The invention of Ecocide 

Từ năm 1961 – 1971, xuyên suốt 10 năm ròng, Mỹ đã rải một lượng lớn chất độc hóa học xuống Việt Nam gây ra thảm họa cho con người và thiên nhiên nơi đây, mà đến nay, 60 năm sau vẫn còn những di chứng nặng nề. Từ trọng tâm ấy, “Con đường da cam” của David Zierler mở rộng thêm góc nhìn từ lịch sử khoa học, lịch sử quân sự chính trị, cách thức mà Mỹ sử dụng những khám phá khoa học để tạo ra vũ khí hủy diệt sinh thái khi tham chiến ở Việt Nam và phong trào phản đối chiến tranh hóa học của một số nhà khoa học.  Ảnh: tiemsachdieubong “Con đường da cam” xuất bản lần đầu năm 2011 với tựa gốc “The invention of Ecocide: Agent Orange, Vietnam, and the scientists who changed the way we think about the environment”, tạm dịch là “Sự phát minh ra chất hủy diệt sinh thái: Chất độc da cam, Việt Nam, và các nhà khoa học đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về môi trường”.  “Con đường da cam” là một trong những cuốn sách do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu, hợp tác với Nhà xuất bản Trẻ phát hành trong tủ sách Cánh cửa mở rộng – tủ sách được thực hiện với mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị trong và ngoài nước đến bạn đọc Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Một công trình nghiên cứu kỳ công và giàu chi tiết.  Cuốn sách bắt đầu từ hành trình đi tìm một đề tài cho luận văn Tiến sĩ của David Zierler tại đại học Temple, Mỹ. Cuối cùng, đề tài được lựa chọn là Chất độc da cam, mà lúc bấy giờ có rất ít tài liệu viết về đề tài này.  Trong suốt 5 năm làm việc và nghiên cứu, từ Mỹ đến Việt Nam, tác giả đã tiến hành rất nhiều cuộc phỏng vấn, tìm hiểu những tài liệu an ninh quốc gia mới nhất, sưu tập nhiều dữ liệu hiếm, không thiếu phần tiếp cận và khai thác đối chiếu những công trình khoa học đã được ra mắt, cả những tác phẩm văn học có giá trị nghiên cứu… Ngồn ngộn thông tin được tiếp cận và sắp xếp, trình bày trong cuốn sách nhỏ này.  “Con đường da cam” có 9 phần chính đã bao gồm Giới thiệu và Kết luận: Về chất hủy diệt sinh thái, Chất độc da cam trước khi vào Việt Nam, Những cổ máy tối tân và người lính du kích, Chiến tranh diệt cỏ, Khoa học – đạo đức và sự bất đồng quan điểm, Khảo sát một thảm họa, Chống lại Nghị định thư.  Trong vai trò là người chép sử, David Zierler đã nỗ lực tìm hiểu, ghi nhận và tôn trọng góc nhìn của Việt Nam về đề tài vô cùng khó khăn và đau thương này, đồng thời hy vọng độc giả Việt Nam sẽ có thêm góc nhìn về những gì diễn ra trong lòng nước Mỹ trong thời điểm đó và biết thêm nhiều thông tin lịch sử chưa từng được công bố rộng rãi.  Tuy nhiên, trong một cuốn sách mà nhiều tên tuổi của các nhà khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng vì Chất độc da cam được nhắc đến, hẳn nhiên là thiếu sót khi tác giả chưa đề cập đến Giáo sư Tôn Thất Tùng – người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin từ chất diệt cỏ của Mỹ làm tăng vọt số bệnh nhân ung thư gan và dị dạng bẩm sinh tại Việt Nam, và cũng chính nhờ các công trình nghiên cứu Chất độc da cam của Giáo sư Tôn Thất Tùng mà Chính phủ Ý đã cho di cư 15.000 dân và tránh được nhiều tang khốc do thảm họa rò rỉ dioxin ở Seveso vào tháng 08/1976.  Nhưng dù sao đi nữa cũng không thể phủ nhận, cuốn sách “Con đường da cam” của David Zierler là một công trình nghiên cứu rất kỳ công và giàu chi tiết. Đọc thêm: Góc nhìn từ trong lòng nước Mỹ.  David G. Marr, một sĩ quan tình báo thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, người sau này trở thành một sử gia có tiếng tăm về Việt Nam thế kỷ XX, hồi tưởng lại:  “Ngay từ đầu, chiến dịch đàn áp ở Việt Nam đã đặt nặng quân sự hơn chính trị, buộc thi hành “nền an ninh bằng bạo lực” thay vì quan tâm tới các vấn đề nhạy cảm như sự chuyển dịch xã hội hay những lề thói tâm lý cũ. Nói tóm lại, đó là hành động đàn áp cách mạng trắng trợn chứ không phải là giải phóng, mặc dù rất ít người Mỹ trong cuộc sẵn lòng thừa nhận điều này vào thời gian đó.”  Quan điểm chú trọng dùng bạo lực để duy trì trật tự hơn là các hoạt động hữu ích mang tính hỗ trợ khác là nguyên nhân khiến chính quyền John F. Kennedy quyết định tiến hành các hoạt động rải thuốc diệt cỏ ngay từ lúc đầu triển khai kế hoạch dự phòng. Cụm từ “diệt cỏ” chỉ thay thế cho “chiến tranh hóa học” mà thôi, từ đó dự báo khả năng chương trình này sẽ bị lên án kịch liệt trong tương lai.  Kế hoạch của chính quyền John F. Kennedy là kết hợp hoạt động “bình định nông thôn” với khai quang và phá hoại mùa màng, cho nên họ không quan tâm cũng không phân biệt khu quân địch hay khu dân cư. Với mục tiêu “làm vệ sinh” cho khu vực bằng vũ khí hóa học, khí độc và thuốc phun, để hủy diệt động vật và cây trồng, tạo ra một vùng đất không bóng người, khiến quân du kích không thể di chuyển, chặn nguồn lương thực, buộc dân chúng phải chuyển vào các ấp chiến lược dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa… Chiến dịch Ranch Hand được khởi động từ cuối năm 1961, không chỉ nhắm tới hủy diệt một số loại cỏ nhất định mà là toàn bộ hệ sinh thái.   Mặc dù chiến dịch Ranch Han

Nov 9, 2024 - 22:44
 16
Con đường da cam – The invention of Ecocide 

Từ năm 1961 – 1971, xuyên suốt 10 năm ròng, Mỹ đã rải một lượng lớn chất độc hóa học xuống Việt Nam gây ra thảm họa cho con người và thiên nhiên nơi đây, mà đến nay, 60 năm sau vẫn còn những di chứng nặng nề. Từ trọng tâm ấy, “Con đường da cam” của David Zierler mở rộng thêm góc nhìn từ lịch sử khoa học, lịch sử quân sự chính trị, cách thức mà Mỹ sử dụng những khám phá khoa học để tạo ra vũ khí hủy diệt sinh thái khi tham chiến ở Việt Nam và phong trào phản đối chiến tranh hóa học của một số nhà khoa học. 

Con duong da cam Reviewsach.net tiemsachdieubong
Ảnh: tiemsachdieubong

“Con đường da cam” xuất bản lần đầu năm 2011 với tựa gốc “The invention of Ecocide: Agent Orange, Vietnam, and the scientists who changed the way we think about the environment”, tạm dịch là “Sự phát minh ra chất hủy diệt sinh thái: Chất độc da cam, Việt Nam, và các nhà khoa học đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về môi trường”. 

“Con đường da cam” là một trong những cuốn sách do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu, hợp tác với Nhà xuất bản Trẻ phát hành trong tủ sách Cánh cửa mở rộng – tủ sách được thực hiện với mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị trong và ngoài nước đến bạn đọc Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống.

Một công trình nghiên cứu kỳ công và giàu chi tiết. 

Cuốn sách bắt đầu từ hành trình đi tìm một đề tài cho luận văn Tiến sĩ của David Zierler tại đại học Temple, Mỹ. Cuối cùng, đề tài được lựa chọn là Chất độc da cam, mà lúc bấy giờ có rất ít tài liệu viết về đề tài này. 

Trong suốt 5 năm làm việc và nghiên cứu, từ Mỹ đến Việt Nam, tác giả đã tiến hành rất nhiều cuộc phỏng vấn, tìm hiểu những tài liệu an ninh quốc gia mới nhất, sưu tập nhiều dữ liệu hiếm, không thiếu phần tiếp cận và khai thác đối chiếu những công trình khoa học đã được ra mắt, cả những tác phẩm văn học có giá trị nghiên cứu… Ngồn ngộn thông tin được tiếp cận và sắp xếp, trình bày trong cuốn sách nhỏ này. 

“Con đường da cam” có 9 phần chính đã bao gồm Giới thiệu và Kết luận: Về chất hủy diệt sinh thái, Chất độc da cam trước khi vào Việt Nam, Những cổ máy tối tân và người lính du kích, Chiến tranh diệt cỏ, Khoa học – đạo đức và sự bất đồng quan điểm, Khảo sát một thảm họa, Chống lại Nghị định thư. 

Trong vai trò là người chép sử, David Zierler đã nỗ lực tìm hiểu, ghi nhận và tôn trọng góc nhìn của Việt Nam về đề tài vô cùng khó khăn và đau thương này, đồng thời hy vọng độc giả Việt Nam sẽ có thêm góc nhìn về những gì diễn ra trong lòng nước Mỹ trong thời điểm đó và biết thêm nhiều thông tin lịch sử chưa từng được công bố rộng rãi. 

Tuy nhiên, trong một cuốn sách mà nhiều tên tuổi của các nhà khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng vì Chất độc da cam được nhắc đến, hẳn nhiên là thiếu sót khi tác giả chưa đề cập đến Giáo sư Tôn Thất Tùng – người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin từ chất diệt cỏ của Mỹ làm tăng vọt số bệnh nhân ung thư gan và dị dạng bẩm sinh tại Việt Nam, và cũng chính nhờ các công trình nghiên cứu Chất độc da cam của Giáo sư Tôn Thất Tùng mà Chính phủ Ý đã cho di cư 15.000 dân và tránh được nhiều tang khốc do thảm họa rò rỉ dioxin ở Seveso vào tháng 08/1976. 

Nhưng dù sao đi nữa cũng không thể phủ nhận, cuốn sách “Con đường da cam” của David Zierler là một công trình nghiên cứu rất kỳ công và giàu chi tiết.

Đọc thêm:

Góc nhìn từ trong lòng nước Mỹ. 

David G. Marr, một sĩ quan tình báo thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, người sau này trở thành một sử gia có tiếng tăm về Việt Nam thế kỷ XX, hồi tưởng lại: 

“Ngay từ đầu, chiến dịch đàn áp ở Việt Nam đã đặt nặng quân sự hơn chính trị, buộc thi hành “nền an ninh bằng bạo lực” thay vì quan tâm tới các vấn đề nhạy cảm như sự chuyển dịch xã hội hay những lề thói tâm lý cũ. Nói tóm lại, đó là hành động đàn áp cách mạng trắng trợn chứ không phải là giải phóng, mặc dù rất ít người Mỹ trong cuộc sẵn lòng thừa nhận điều này vào thời gian đó.” 

Quan điểm chú trọng dùng bạo lực để duy trì trật tự hơn là các hoạt động hữu ích mang tính hỗ trợ khác là nguyên nhân khiến chính quyền John F. Kennedy quyết định tiến hành các hoạt động rải thuốc diệt cỏ ngay từ lúc đầu triển khai kế hoạch dự phòng. Cụm từ “diệt cỏ” chỉ thay thế cho “chiến tranh hóa học” mà thôi, từ đó dự báo khả năng chương trình này sẽ bị lên án kịch liệt trong tương lai. 

Kế hoạch của chính quyền John F. Kennedy là kết hợp hoạt động “bình định nông thôn” với khai quang và phá hoại mùa màng, cho nên họ không quan tâm cũng không phân biệt khu quân địch hay khu dân cư. Với mục tiêu “làm vệ sinh” cho khu vực bằng vũ khí hóa học, khí độc và thuốc phun, để hủy diệt động vật và cây trồng, tạo ra một vùng đất không bóng người, khiến quân du kích không thể di chuyển, chặn nguồn lương thực, buộc dân chúng phải chuyển vào các ấp chiến lược dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa… Chiến dịch Ranch Hand được khởi động từ cuối năm 1961, không chỉ nhắm tới hủy diệt một số loại cỏ nhất định mà là toàn bộ hệ sinh thái.  

Mặc dù chiến dịch Ranch Hand có màu sắc vị lai nhưng nó lại có mối liên hệ sâu sắc với quá khứ. Về cơ bản, chương trình này là sự tiếp diễn của những gì Ezra Jacob Kraus còn dang dở trong kế hoạch dự phòng chống lại Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. 

Có nhiều loại chất độc hóa học được dùng trong chiến dịch Ranch Hand, phân biệt dựa trên màu sắc nẹp buộc ngang các thùng hóa chất, gồm các màu tím, hồng, da cam, trắng, xanh. Trong đó, chất xanh (axit cacodylic) là một hợp chất làm khô chiết xuất từ thạch tín, có hiệu quả cao nhất với gạo, nó luôn là vũ khí hủy hoại mùa màng chính trong suốt chiến dịch Ranch Hand; chất trắng là hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram; chất hồng được điều chế từ 2,4,5-T; chất tím là hỗn hợp 50:50 của 2,4-D và 2,4,5-T, gần giống với chất da cam.

Ảnh chụp từ sách “Con đường da cam”

Lúc đầu, “Chất độc da cam” không phải là một thuật ngữ quen thuộc, mà chỉ là một mật danh trong chiến tranh, để chỉ các hóa chất dạng lỏng mà quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Cuối những năm 1970, ngay trước khi Chất độc da cam trở thành tên gọi ngắn cho tất cả các loại thuốc diệt cỏ sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand lẫn loại hợp chất 2,4,5-T có chứa dioxin, thì các phóng viên vẫn thường gọi các loại thuốc diệt cỏ này là “chất da cam, chất trắng và chất xanh”. 

Dioxin, viết tắt của chất 2,3,7,8 – tetrachlorodibenzo-para-dioxin – hay TCDD, là một sản phẩm phụ độc hại của loại 2,4,5-T chuyên dụng trong quân sự, là chất độc mạnh nhất trong các hóa chất và tồn tại lâu bền nhất. 

James Clary, một nhà khoa học Không Quân Mỹ (USAF) đóng tại Việt Nam, đã viết thư gửi cựu thượng nghị sĩ Tom Daschle vào năm 1988, trích đoạn: 

“Khi chúng tôi khởi xướng chương trình chiến tranh diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã nhận thức được những thiệt hại tiềm tàng từ chất độc dioxin trong thuốc. Chúng tôi thậm chí còn biết khi sản xuất cho quân đội, thuốc diệt cỏ sẽ có nồng độ dioxin cao hơn để có chi phí thấp hơn và tốc độ sản xuất nhanh hơn. Tuy thế, thuốc sản xuất ra là để tiêu diệt kẻ thù nên không một ai trong chúng tôi thực sự quan tâm tới điều đó.” 

Chi phí thấp và được sản xuất nhanh chóng dễ dàng, các loại thuốc diệt cỏ có nồng độ dioxin cao này nên được coi là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” hoàn hảo, theo thuật ngữ hiện đại, bởi vì hầu như bất cứ nhà nước hoặc thủ lĩnh phong trào nào cũng có thể thực hiện chiến tranh diệt cỏ.  

Dưới thời tổng thống Lyndon B.Johnson, chiến tranh diệt cỏ được mở rộng đáng kể, chỉ tính riêng từ năm 1966 – 1969 lính Ranch Hand đã rải xuống 75% hóa chất của 10 năm chương trình diễn ra. Dù ngay từ năm 1964, các nhà khoa học đã bắt đầu lên tiếng phản đối chiến dịch Ranch Hand, yêu cầu Mỹ dừng lại công cuộc “Diệt chủng môi trường”. 

Mãi đến năm 1969, William Haseltine, một nghiên cứu sinh ngành sinh vật tại Havard, đã tiết lộ thông tin rằng các quan chức chính phủ đã che giấu các vụ quái thai do 2,4,5-T, mối hiểm nguy lớn nhất mà chiến tranh diệt cỏ gây ra là chứng đột biến di truyền hàng loạt và bệnh ung thư ở những người phơi nhiễm hóa chất. Sự thật là vào tháng 06/1966, Bionetics Research laboratories, một công ty tư nhân làm việc cho các hợp đồng nhà nước, đã thông báo cho Viện ung thư quốc gia (NCI) rằng loài chuột thí nghiệm được tiêm một lượng 2,4,5-T nhỏ sẽ có tỉ lệ sinh quái thai rất cao. NCI gửi các kết quả lại cho Bionetics, và các nhân viên ở đây lại có một phát hiện đáng lo khác: 100% chuột cái đẻ non hoặc quái thai nếu bị tiêm 2,4,5-T liều cao. Vào lúc đó, NCI đã mời lãnh đạo quân y, viện sức khỏe quốc gia, các đại diện từ Viện Khoa học quốc gia cùng và liên lạc viên chính phủ của các công ty hóa chất vì những phát hiện này.

Ảnh chụp từ sách “Con đường da cam”

Đến tháng 04/1970, chính phủ liên bang mới bắt đầu nỗ lực hạn chế để người dân tiếp xúc với 2,4,5-T, cả ở Mỹ lẫn miền Nam Việt Nam, nhưng phía Lầu Năm Góc vẫn mặc nhiên cho rằng việc quân giải phóng tiếp xúc với thứ hóa chất độc hại đó là hoàn toàn phù hợp với chính sách của Mỹ. Cũng trong năm 1970, các nhà khoa học đã được phép tiếp cận khu vực bị phun thuốc và xác nhận rằng một thảm họa sinh thái lớn đã xảy ra, họ hiểu rằng cần phải thực hiện một nhiệm vụ cấp bách là dừng chiến dịch Ranch Hand và chiến tranh diệt cỏ vĩnh viễn. 

Jeffrey Race, một giáo sư khoa học chính trị, đồng thời từng là sĩ quan quân đội Mỹ, đã miêu tả tâm trạng của các nhà khoa học như những gì người ta đã tưởng tượng trong một xã hội sinh thái – chính trị trong 100 năm nữa: 

“Thế hệ các nhà khoa học năm 2072, khi điều tra sẽ đưa ra những nhận định sau: quốc gia giàu và mạnh nhất cuối thế kỷ XX đã sử dụng khoa học hiện đại để đàn áp quá trình cách mạng xã hội của một vùng đất nghèo khổ và xa xôi; bởi có rất ít các nhà khoa học phản chiến, nên những phát minh vốn nhằm nâng cao sức khỏe con người và sản lượng nông nghiệp lại gây ra nghèo đói và tàn phá mùa màng; người da trắng đã sử dụng các hóa chất mà hậu quả lâu dài còn chưa được rõ để rải lên vùng đất của người châu Á với số lượng đáng kinh ngạc, chưa từng có từ trước tới nay; và các nhà lãnh đạo chính trị có lẽ có đạo đức, của cường quốc ấy lại cố gắng nói dối, lập lờ và cẩn trọng lảng tránh khi bị hỏi về những hành động của mình.” 

Nhờ sai lầm lớn của Richard Nixon khi đưa ra các chính sách mới về chiến tranh sinh hóa học mà các nhà khoa học đã có cơ hội ngăn chặn sự “lảng tránh” trong tương lai ấy. Sau một cuộc tranh luận căng thẳng giữa Thượng nghị viện Mỹ và Nhà Trắng vài năm sau đó, chất hủy diệt sinh thái đã chính thức bị cấm bởi luật quốc tế. 

Cá nhân tác giả David Zierler cho rằng chiến dịch của các nhà khoa học phản đối Chất độc da cam thành công là nhờ chiến dịch này rơi vào đúng thời điểm chuyển giao chính trị ở Mỹ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970: một là sự sụp đổ của chủ nghĩa can thiệp chống Cộng vốn tiêu biểu cho chính sách đối ngoại của Mỹ; và hai là ngày càng có nhiều người quan ngại rằng những tác động vào môi trường sẽ lan ra quy mô toàn thế giới, mối đe dọa tới hòa bình và thậm chí cả sự sống còn của loài người. 

Con duong da cam Reviewsach.net David ZierlerCon duong da cam Reviewsach.net David Zierler

Ecocide = Genocide. Hủy diệt hệ sinh thái là đang giết chính mình. 

Bằng việc diễn đạt khẩu hiệu phản đối chiến tranh “Không để có Việt Nam nào nữa!” theo ý nghĩa sinh thái học, các nhà khoa học đã chính thức hóa khía cạnh đạo đức về vấn đề môi trường xuyên quốc gia thành luật quốc tế. Phong trào khoa học chống lại Chất độc da cam đã phát triển và góp phần chống lại sự phân chia lưỡng cực trong Chiến tranh Lạnh, vốn là căn nguyên làm phát sinh chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam. 

Trong quá trình đó, các nhà khoa học đã gọi tên và tuyên truyền khái niệm Ecocide – “Chất hủy diệt sinh thái” để phản đối tác động hủy diệt môi trường và sức khỏe con người từ chiến dịch Ranch Hand. 

Hủy diệt hệ sinh thái là đang giết chính mình. 

Nhân loại không thể sống ngoài vòng tay thiên nhiên. Loài người thực sự phụ thuộc và không thể tìm được thứ gì khác thay thế lớp che phủ màu xanh lá tồn tại tạm thời trên phần đá bị phân rã được gọi là đất. Thái độ của loài người khi coi mình là bá chủ trong mọi lĩnh vực mà họ vươn tới, hay tưởng rằng không có giới hạn nào về khoa học kỹ thuật mà họ không thể vượt qua, thực sự là một sai lầm cực kỳ nguy hiểm vì không thấy được “gót chân Asin” của chính mình. 

Adblock test (Why?)

Admin Thả hồn theo từng câu chữ