Phiêu bạt và cao ca: Tâm hồn thi ca hào sảng của Đỗ Phủ tuổi xế chiều
Tác giả: Lý Ngạn Lâm Già nua ốm yếu, lại phiêu bạt nơi đất khách quê người, đó là bức phác họa về những năm tháng cuối đời của Thi Thánh Đỗ Phủ. Điều kỳ diệu là, những vần thơ lay động lòng người nhất của ông lại rực rỡ nở rộ trong nghịch cảnh. Thân xác suy tàn làm sao có thể ấp ủ một tâm hồn thi ca bất diệt? Mời bạn cùng bước vào hành trình cuối đời của Đỗ Phủ, cảm nhận nỗi niềm khắc khoải của ông, chứng kiến thơ ca của ông vỗ cánh, vượt qua ngàn năm, nhẹ nhàng chạm đến trái tim chúng ta. Luôn có những cuộc đời được định sẵn sẽ để lại dấu ấn đậm nét trong bức tranh dài của lịch sử. Đỗ Phủ (712-770) là một người như vậy. Hậu thế bàn về ông, thường không thể bỏ qua hai chữ “Thi Sử”, đó là chiếc vương miện nặng trĩu, gần như định nghĩa cái nhìn của chúng ta khi hồi tưởng về ông. Chúng ta quen hình dung ông sau loạn An Sử, mang thân thể già yếu bệnh tật, bôn ba qua Tần Châu, Đồng Cốc, cuối cùng phiêu bạt trong khói sương vùng Tây Nam, dùng cốt cách thơ cương nghị chống đỡ sự suy tàn của một thời đại. “Lão” và “bệnh”, quả thực là những từ khóa không thể né tránh khi muốn hiểu về Đỗ Phủ những năm cuối đời. Ông không hề né tránh sự suy tàn của cơ thể: sự giày vò của bệnh phổi (“Phế khô khát thái thậm”), sự xâm nhập của phong thấp (“Hữu tí thiên khô bán nhĩ lung”), răng rụng sớm (“Xỉ lạc vị thị vô tâm nhân”), ngay cả đôi mắt từng sáng suốt cũng thường xuyên mờ đục (“Nhãn phục kỷ thì ám, nhĩ tòng tiền nguyệt lung”). Đó không phải là những hình dung trừu tượng, mà là những cảm nhận chân thực, đau đớn đến tận da thịt, ngày này qua ngày khác. Giống như lời than thở trong bài thơ tuyệt bút của ông: “Ky lữ bệnh niên xâm” (Bài thơ “Nằm trên gối trên thuyền trong cơn gió bão”), đó không chỉ là sự suy yếu của cơ thể, mà còn là một nỗi cô đơn sâu sắc khi bị thời đại lãng quên, bị bệnh tật giam cầm. Chuỗi ngày phiêu bạt, từ sự nghỉ ngơi ngắn ngủi ở Thảo Đường Thành Đô, đến sự khốn đốn ở vách núi Quỳ Châu, cuối cùng hồn lìa trên chiếc thuyền cô độc ở sông Tương, càng đẩy cảm giác cô đơn, già yếu bệnh tật này lên đến cực điểm. Ông tựa như cây lan mất gốc, trên mảnh đất phong ba bão táp, không tìm được chốn quê hương để an nghỉ. I. Dù thân thể tàn tạ, tâm thơ phá kén thăng hoa Tuy nhiên, điều khiến người ta xúc động, thậm chí khó hiểu là, chính trên thân xác tàn tạ đang dần suy yếu ấy, lại ấp ủ những đóa hoa thơ ca phong phú nhất, rực rỡ nhất trong cuộc đời ông. Những năm cuối đời của Đỗ Phủ, sức sáng tạo của ông tựa như một kỳ tích sinh trưởng ngược dòng. Những áng thơ bất hủ đã quen thuộc với mọi người như “Thu Hứng Bát Thủ”, “Đăng Cao”, “Đăng Nhạc Dương Lâu”… đều là kết tinh tâm huyết của giai đoạn này. Trong những vần thơ ấy, chúng ta không đọc thấy một chút nào sự tàn tạ buông lơi do tuổi già và bệnh tật, mà ngược lại, cảm nhận được sự dẻo dai của sinh mệnh đã trải qua tôi luyện sâu sắc, một cảnh giới nghệ thuật đã được rèn giũa đến độ thuần thục. Ông đã đạt đến đỉnh cao trong kiểm soát niêm luật, đặc biệt là thơ thất luật, đối xứng chỉnh chu mà không mất đi sự uyển chuyển, âm luật hài hòa mà giàu sự ngắt nhịp, ý cảnh sâu xa mà khí tượng hùng vĩ. Điều đáng quý hơn là, ông “suy niên biến thể”, bút lực không hề cứng nhắc theo tuổi tác, trái lại, càng thêm thi vị đa biến hóa. Ngay cả những bài thơ ứng đối tặng đáp tưởng chừng như bình thường, cũng có thể rót vào những cảm khái sâu sắc về thân thế và nỗi lo cho đất nước. Ví dụ như bài thơ “Khách Chí” được viết tại Thảo Đường Thành Đô: 舍南舍北皆春水,但見群鷗日日來。花徑不曾緣客掃,蓬門今始為君開。盤飧市遠無兼味,樽酒家貧只舊醅。肯與鄰翁相對飲,隔籬呼取盡餘杯。 Xá nam xá bắc giai xuân thủy,Đãn kiến quần âu nhật nhật lai.Hoa kính bất tằng duyên khách tảo,Bồng môn kim thủy vị quân khai.Bàn san thị viễn vô kiêm vị,Tôn tửu gia bần chích cựu bôi.Khẳng dữ lân ông tương đối ẩm,Cách ly hô thủ tận dư bôi. Dịch thơMé nam mé bắc chung xuân thủy,Đàn âu sáng sáng liệng qua nhà.Đường hoa chưa từng vì ai mở,Cửa bồng giờ mới đợi khách qua.Mâm cơm chợ xa không mỹ vị,Chén rượu nhà nghèo cũ mang ra.Bằng lòng hàng xóm sang đối ẩm,Mời qua vách giậu cạn chén trà. Nhìn bề ngoài, đây chỉ là một bài thơ miêu tả cảnh có khách đến thăm, chuẩn bị chút rượu nhạt. Tuy nhiên, nếu nghiền ngẫm kỹ, “Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai”, trong đó, sự vui mừng và tự tại nhè nhẹ khi lâu ngày sống trong cảnh khốn đốn cô tịch, chợt gặp được tri kỷ, sự trân trọng đối với tình người mộc mạc được thể hiện trong câu “Khẳng dữ lân ông tương đối ẩm”, đó chẳng phải đã phác họa tâm cảnh của Đỗ Phủ sau khi nếm trải bao gian truân, tìm được một chút an ổn trong cuộc sống phiêu bạt hay sao? Đằng sau những câu thơ tưởng chừng như bình dị này, vượt lên trên ký sự đơn thuần, ẩn chứa những thể ngộ sâu sắc về sự ấm lạnh của tình người, sự biến thiên của thế sự. (“Khẳng dữ lân ông tương đối ẩm” (Khách Chí) thể hiện sự trân trọng đối với tình người mộc mạc, chẳng phải chính là sự phác họa tâm cảnh của Đỗ Phủ sau khi nếm trải bao gian truân, tìm được một chút an ổn trong cuộc sống phiêu bạt hay sao? Bức tranh này được sáng tác dựa tr

Tác giả: Lý Ngạn Lâm
Già nua ốm yếu, lại phiêu bạt nơi đất khách quê người, đó là bức phác họa về những năm tháng cuối đời của Thi Thánh Đỗ Phủ. Điều kỳ diệu là, những vần thơ lay động lòng người nhất của ông lại rực rỡ nở rộ trong nghịch cảnh. Thân xác suy tàn làm sao có thể ấp ủ một tâm hồn thi ca bất diệt? Mời bạn cùng bước vào hành trình cuối đời của Đỗ Phủ, cảm nhận nỗi niềm khắc khoải của ông, chứng kiến thơ ca của ông vỗ cánh, vượt qua ngàn năm, nhẹ nhàng chạm đến trái tim chúng ta.
Luôn có những cuộc đời được định sẵn sẽ để lại dấu ấn đậm nét trong bức tranh dài của lịch sử. Đỗ Phủ (712-770) là một người như vậy. Hậu thế bàn về ông, thường không thể bỏ qua hai chữ “Thi Sử”, đó là chiếc vương miện nặng trĩu, gần như định nghĩa cái nhìn của chúng ta khi hồi tưởng về ông. Chúng ta quen hình dung ông sau loạn An Sử, mang thân thể già yếu bệnh tật, bôn ba qua Tần Châu, Đồng Cốc, cuối cùng phiêu bạt trong khói sương vùng Tây Nam, dùng cốt cách thơ cương nghị chống đỡ sự suy tàn của một thời đại.
“Lão” và “bệnh”, quả thực là những từ khóa không thể né tránh khi muốn hiểu về Đỗ Phủ những năm cuối đời. Ông không hề né tránh sự suy tàn của cơ thể: sự giày vò của bệnh phổi (“Phế khô khát thái thậm”), sự xâm nhập của phong thấp (“Hữu tí thiên khô bán nhĩ lung”), răng rụng sớm (“Xỉ lạc vị thị vô tâm nhân”), ngay cả đôi mắt từng sáng suốt cũng thường xuyên mờ đục (“Nhãn phục kỷ thì ám, nhĩ tòng tiền nguyệt lung”). Đó không phải là những hình dung trừu tượng, mà là những cảm nhận chân thực, đau đớn đến tận da thịt, ngày này qua ngày khác. Giống như lời than thở trong bài thơ tuyệt bút của ông: “Ky lữ bệnh niên xâm” (Bài thơ “Nằm trên gối trên thuyền trong cơn gió bão”), đó không chỉ là sự suy yếu của cơ thể, mà còn là một nỗi cô đơn sâu sắc khi bị thời đại lãng quên, bị bệnh tật giam cầm. Chuỗi ngày phiêu bạt, từ sự nghỉ ngơi ngắn ngủi ở Thảo Đường Thành Đô, đến sự khốn đốn ở vách núi Quỳ Châu, cuối cùng hồn lìa trên chiếc thuyền cô độc ở sông Tương, càng đẩy cảm giác cô đơn, già yếu bệnh tật này lên đến cực điểm. Ông tựa như cây lan mất gốc, trên mảnh đất phong ba bão táp, không tìm được chốn quê hương để an nghỉ.
I. Dù thân thể tàn tạ, tâm thơ phá kén thăng hoa
Tuy nhiên, điều khiến người ta xúc động, thậm chí khó hiểu là, chính trên thân xác tàn tạ đang dần suy yếu ấy, lại ấp ủ những đóa hoa thơ ca phong phú nhất, rực rỡ nhất trong cuộc đời ông. Những năm cuối đời của Đỗ Phủ, sức sáng tạo của ông tựa như một kỳ tích sinh trưởng ngược dòng. Những áng thơ bất hủ đã quen thuộc với mọi người như “Thu Hứng Bát Thủ”, “Đăng Cao”, “Đăng Nhạc Dương Lâu”… đều là kết tinh tâm huyết của giai đoạn này. Trong những vần thơ ấy, chúng ta không đọc thấy một chút nào sự tàn tạ buông lơi do tuổi già và bệnh tật, mà ngược lại, cảm nhận được sự dẻo dai của sinh mệnh đã trải qua tôi luyện sâu sắc, một cảnh giới nghệ thuật đã được rèn giũa đến độ thuần thục.
Ông đã đạt đến đỉnh cao trong kiểm soát niêm luật, đặc biệt là thơ thất luật, đối xứng chỉnh chu mà không mất đi sự uyển chuyển, âm luật hài hòa mà giàu sự ngắt nhịp, ý cảnh sâu xa mà khí tượng hùng vĩ. Điều đáng quý hơn là, ông “suy niên biến thể”, bút lực không hề cứng nhắc theo tuổi tác, trái lại, càng thêm thi vị đa biến hóa. Ngay cả những bài thơ ứng đối tặng đáp tưởng chừng như bình thường, cũng có thể rót vào những cảm khái sâu sắc về thân thế và nỗi lo cho đất nước. Ví dụ như bài thơ “Khách Chí” được viết tại Thảo Đường Thành Đô:
舍南舍北皆春水,但見群鷗日日來。
花徑不曾緣客掃,蓬門今始為君開。
盤飧市遠無兼味,樽酒家貧只舊醅。
肯與鄰翁相對飲,隔籬呼取盡餘杯。
Xá nam xá bắc giai xuân thủy,
Đãn kiến quần âu nhật nhật lai.
Hoa kính bất tằng duyên khách tảo,
Bồng môn kim thủy vị quân khai.
Bàn san thị viễn vô kiêm vị,
Tôn tửu gia bần chích cựu bôi.
Khẳng dữ lân ông tương đối ẩm,
Cách ly hô thủ tận dư bôi.
Dịch thơ
Mé nam mé bắc chung xuân thủy,
Đàn âu sáng sáng liệng qua nhà.
Đường hoa chưa từng vì ai mở,
Cửa bồng giờ mới đợi khách qua.
Mâm cơm chợ xa không mỹ vị,
Chén rượu nhà nghèo cũ mang ra.
Bằng lòng hàng xóm sang đối ẩm,
Mời qua vách giậu cạn chén trà.
Nhìn bề ngoài, đây chỉ là một bài thơ miêu tả cảnh có khách đến thăm, chuẩn bị chút rượu nhạt. Tuy nhiên, nếu nghiền ngẫm kỹ, “Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai”, trong đó, sự vui mừng và tự tại nhè nhẹ khi lâu ngày sống trong cảnh khốn đốn cô tịch, chợt gặp được tri kỷ, sự trân trọng đối với tình người mộc mạc được thể hiện trong câu “Khẳng dữ lân ông tương đối ẩm”, đó chẳng phải đã phác họa tâm cảnh của Đỗ Phủ sau khi nếm trải bao gian truân, tìm được một chút an ổn trong cuộc sống phiêu bạt hay sao? Đằng sau những câu thơ tưởng chừng như bình dị này, vượt lên trên ký sự đơn thuần, ẩn chứa những thể ngộ sâu sắc về sự ấm lạnh của tình người, sự biến thiên của thế sự.

II. Khổ nạn là lò, rèn nên hồn thơ
Đây chính là chỗ mâu thuẫn mê người nhất của Đỗ Phủ những năm cuối đời: thể xác không thể đảo ngược đi đến suy tàn, tâm thơ thì lại bừng nở như mùa xuân, thậm chí nở rộ một thứ ánh sáng chưa từng có. Vậy thì, loại sức mạnh nào đã giúp ông duy trì, thậm chí kích phát một khát vọng sáng tạo và trình độ nghệ thuật mạnh mẽ đến vậy trong vô vàn khổ nạn và suy tàn?
Có lẽ, nguyên nhân căn bản nhất, nằm ở mối quan hệ gần như “máu thịt tương liên” giữa ông và thơ ca. Theo “Thi thị ngô gia sự” (Tông Võ Sinh Nhật), đây không chỉ là lời răn dạy được truyền lại từ gia tộc kể từ thời ông nội Đỗ Thẩm Ngôn, mà còn là sự tự nhận thức sâu sắc trong lòng ông. Thơ ca, đối với Đỗ Phủ mà nói, từ lâu đã vượt lên trên công cụ để bộc lộ tình cảm, hoặc là phương tiện để cầu tiến, mà đã trở thành phương thức tồn tại của ông, là con đường căn bản để ông suy nghĩ, cảm thụ, hồi ứng thế giới này. Khi hiện thực đẩy ông vào tuyệt cảnh, quan trường thất ý, quốc gia tàn phá, thân thể suy bại, thứ duy nhất có thể nắm chặt không buông có lẽ chỉ còn lại cây bút đã thấm đẫm tâm huyết cả đời. Viết thơ đã trở thành pháo đài cuối cùng để ông chống lại sự hư vô, an định bản thân. Giữa những dòng mực, là hơi thở của linh hồn ông, là phương thức duy nhất để ông chứng minh sự tồn tại của mình. Khi không còn đường nào để đi, thơ ca chính là con đường để ông bước tiếp.
Hơn nữa, truyền thống văn hóa “sinh ra từ ưu hoạn” lâu đời, có lẽ cũng đã lắng đọng trong Đỗ Phủ, trở thành một triết lý sống sâu sắc. Khổ nạn bản thân nó vốn dĩ gây đau khổ, nhưng đôi khi nó cũng có thể buộc linh hồn phải ngắm nhìn sự thực sâu sắc hơn, sinh ra lực lượng kiên cường hơn. Những ưu hoạn mà Đỗ Phủ đã trải qua trong cuộc đời mình vượt xa người thường, điều này khiến ông có những thể ngộ thấu xương về sự thăng trầm của nhân thế, sự vô thường của sinh mệnh, và sự giằng xé của mỗi cá nhân trong loạn thế. Những thể ngộ này, không đẩy ông đến hư vô hay tuyệt vọng, mà ngược lại, hóa thành tình hoài bi thương bao la. Ông không còn chỉ viết về những tao ngộ của cá nhân, mà còn mở rộng ngòi bút đến một vùng trời rộng lớn hơn, để ghi lại những khổ nạn của thời đại mà ông chứng kiến, để quan tâm đến những sinh linh vô danh trong bụi bặm lịch sử. “An đắc quảng xá thiên vạn gian, Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan!” (Dịch là, tôi ước mình có hàng ngàn ngôi biệt thự để che chở cho tất cả những người nghèo trên thế giới, trong bài “Mao Ốc Vị Thu Phong Sở Phá Ca”), tấm lòng nhân ái thương người như thể thương mình này, đã trở thành gam màu nền lay động lòng người nhất trong những bài thơ cuối đời của ông. Và chính sự bi mẫn sâu sắc, minh triết được mài giũa qua ưu hoạn, đã khiến thơ ca của ông vượt qua giới hạn của cá nhân, sở hữu một âm hưởng vang dội lay động nhân tâm ngàn đời.
Có lẽ, bản thân sáng tác văn học đã ẩn chứa một lực lượng thần bí của sự chuyển hóa và thăng hoa. Đỗ Phủ không đơn giản là dùng thơ để “xả bỏ” nỗi khổ đau, mà bằng một sự tập trung và kỹ thuật gần như của một nhà giả kim thuật, ông đã đưa những chất liệu hiện thực thô ráp, nặng nề – già, bệnh, nghèo, loạn – vào lò luyện thơ ca, gia công rèn giũa, tinh chế, tạo hình, cuối cùng đúc thành những kết tinh lấp lánh ánh sáng nghệ thuật và sự ấm áp của nhân tính. Bài thơ “Đăng Cao” được mọi người yêu thích, chính là tuyệt phẩm trong số đó:
風急天高猿嘯哀,渚清沙白鳥飛迴。
無邊落木蕭蕭下,不盡長江滾滾來。
萬里悲秋常作客,百年多病獨登臺。
艱難苦恨繁霜鬢,潦倒新停濁酒杯。
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai,
Chử thanh sa bạch điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận Trường Giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,
Liêu đảo tân đình trọc tửu bôi.
Dịch thơ
Gió lộng trời cao vượn kêu ai,
Bến trong cát trắng điểu cầm lai.
Vô biên lá vàng rơi lặng lẽ,
Bất tận Trường Giang sóng xô hoài.
Muôn dặm thu buồn thân làm khách,
Một đời đa bệnh biết nương ai.
Gian nan khổ hận pha sương tóc,
Lảo đảo tân đình chén rượu vơi.
Lên cao ở Quỳ Châu, cảnh thu tiêu điều ập vào mặt: gió mạnh, trời cao, vượn kêu sầu, bãi nước trong, cát trắng, chim bay về, sáu cảnh tượng giao thức, trong khoảnh khắc phác họa nên một bối cảnh hoang liêu rộng lớn, khiến khí u uất tràn ngập. Liên tiếp đó, hai câu đề càng thêm khí thế hùng vĩ, lay động lòng người: “Vô biên lạc mộc” đối với “Bất tận Trường Giang”, không gian rộng lớn và thời gian trôi chảy hòa làm một, sự miêu tả âm thanh và hình dáng của “tiêu tiêu” (lặng lẽ tiêu điều) và “cổn cổn” (cuồn cuộn) vừa là sức mạnh tự nhiên trước mắt, cũng vừa ẩn chứa những cảm khái vô tận về sự tân trần đại tạ của vũ trụ, sự nhỏ bé của đời người. Dưới sự tương phản của bối cảnh hoành tráng này, hai câu luận và hai câu kết kết tinh toàn bộ bi sầu của tuổi già của nhà thơ: “Bách niên” “Vạn lý”, thời gian và không gian mờ mịt; “Thường tác khách” “Đa bệnh thân”, người trôi dạt chân trời; chữ “Thường” và “Độc” càng viết hết sự cô khổ, không có ai để nương tựa. Bên dưới đó, “Gian nan khổ hận” “Liêu đảo tân đình”, lớp lớp chồng chất, gần như đẩy những gánh nặng của sinh mệnh lên đến cực điểm. Tuy nhiên, ngay cả khi rơi vào tuyệt cảnh như vậy, ánh sáng nghệ thuật của thơ ca vẫn không hề ảm đạm. Toàn bài thơ niêm luật nghiêm cẩn, đối xứng tinh xảo, thanh điệu mạnh mẽ ngắt nhịp, ý cảnh trầm uất hùng hồn, đem khổ nạn cá nhân và ý thức vũ trụ vô biên tôi luyện vào cùng một lò. Người đời Minh ca ngợi nó là “Cổ kim thất luật đệ nhất”, quả thực không phải là lời nói suông.
Bài thơ này là minh chứng cho việc Đỗ Phủ dùng ngòi bút của sinh mệnh, chấm mực của thời gian, đem những khổ nạn của bản thân rèn giũa thành những áng thơ bất hủ. Thậm chí, cho đến tiếng thở than cuối cùng của cuộc đời, bài thơ tuyệt bút “Phong Tật Chu Trung Phục Chẩm Thư Hoài”, vẫn có thể thấy ánh sáng của tinh thần bất diệt này. Bài thơ xếp hàng dài đến bảy mươi hai câu, câu nào cũng là điển tích, chữ nào cũng là nước mắt, đem sự phiêu bạt cả đời (“Ky lữ bệnh niên xâm”), ưu hoạn (“Cố quốc bi hàn vọng, quần vân thảm tuế âm”), tài khốn (“Nghi hoặc tôn trung nỗ, yểm lưu quan thượng trâm”), thủ tiết (“Ai thương đồng dữu tín, thuật tác dị trần lâm”), và kỳ vọng cuối cùng về tri âm, bi khái vô tận đối với sự nghiệp bản thân “vô thành thế tác lâm”, đều được đúc kết trong đó. Cho dù hơi thở chỉ còn sợi tơ bay, thi tâm và thi thuật vẫn chưa từng có một khắc dừng nghỉ. Trong quá trình này, ngôn ngữ không còn chỉ là công cụ ghi chép, mà đã trở thành một sức mạnh sáng tạo. Mỗi chữ đều chắt chiu cân nhắc, mỗi liên đối trượng, mỗi lần điều chỉnh thanh luật, đều là sự cố gắng của ông để chiến đấu với hiện thực hỗn loạn, thiết lập trật tự nội tại. Viết lách trở thành phương thức ông chống lại trầm luân, trở thành sự nỗ lực của ông để tìm kiếm vĩnh hằng trong vô thường. Ông mượn sự an định của “thơ”, nâng cái gánh nặng trầm trọng và nỗi bi ai của cuộc sống không thể xua tan lên một cảnh giới thẩm mỹ có thể được nếm trải, được lý giải, được truyền thừa.

III. Bách niên bi ca, thiên cổ hồi hưởng
Vì thế, khi chúng ta đọc Đỗ Phủ những năm cuối đời, điều chúng ta đọc được không nên chỉ là một người già bị khổ nạn đánh gục, mà càng nên thấy một linh hồn đầy nỗ lực thơ ca trong trạng thái cực hạn của sinh mệnh. Ông dùng thân xác tàn tạ truyền tải nỗi buồn ngàn thu; dùng ngòi bút tinh luyện để ghi chép một thời lịch sử. Thơ của ông, là những viên ngọc kết tụ từ huyết lệ, là những tấm bia điêu khắc của một thời phong vân.
Khi ông viết “Lão khứ thi thiên hồn mạn dữ, xuân lai hoa điểu mạc thâm sầu” (Bài thơ tuổi già hỗn độn và lan man, xuân đến chim hoa chớ sầu bi” (trong bài “江上值水如海勢聊短述” – Giang Thượng Trị Thủy Như Hải Thế Liêu Đoản Thuật), trong cái giọng điệu tự trào phúng có vẻ tùy tiện ấy, thực ra ẩn chứa bao nhiêu giằng xé và sự siêu việt mà người ngoài khó lòng thấu hiểu. Thơ có lẽ không còn được trau chuốt tỉ mỉ như thời trẻ nữa, nhưng trong đó chứa đựng sự dày dặn của trải nghiệm cuộc đời, sự tinh khiết của nghệ thuật thi ca được rèn giũa, và cả sự thấu hiểu sự đời, vừa mang nét tang thương vừa chan chứa sự ấm áp, tựa như rượu ủ lâu năm, càng thêm nồng đượm.
Nhưng cành cây khô trụi đâu chỉ chờ đợi sự tàn lụi, nó cũng có thể nở rộ những đóa hoa rung động lòng người nhất trong cái lạnh giá đầu xuân. Cuộc đời những năm cuối đời của Đỗ Phủ cũng tựa như vậy, gánh trên vai trọng đảm cuộc sống thâm trầm và ánh sáng nghệ thuật rực rỡ. Cái “già” của Lão Đỗ, không phải là sự suy tàn, không phải là sự khô héo; trái tim chưa già của ông là đóa hoa vĩnh cửu trên ngọn bút trong thơ, là khúc ca trăm năm giao thoa giữa bi và hoan.
“Bách niên ca tự khổ, mạt kiến hữu tri âm” (Khúc ca trăm năm tự khổ, mà chưa thấy tri âm” (trong bài “Nam Chinh”). Đỗ Phủ phiêu bạt trong loạn thế, chịu đựng khổ nạn, cất cao tiếng thơ. Đến khi ông qua đời, khúc ca trăm năm ấy vẫn tiếp tục ngân vang trong những con chữ. Từ khoảng cách muôn dặm, trải qua ngàn thu, cuối cùng cũng có vô số hậu nhân cảm nhận được tiếng lòng bi thương của ông, đồng cảm với ông. Ông dường như thấu hiểu được lòng người thế gian chìm nổi qua các thế hệ, mang đến cho bạn và tôi một chút sức mạnh. Trong những lúc cuộc đời xuống dốc, dù không thấy đáy, ông vẫn cùng bạn khóc, và cùng bạn tiếp tục bước đi.
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch