Thấy… (III)
Có nhiều người chia sẻKhá chân thành, tự tin:“Tôi chỉ học Phật PhápSách khác thì không xem!” Vâng, học Pháp thật tốtĐó là điều hiển nhiênNhưng nội hàm Đại PhápSâu rộng và vô biên… Vậy cần có cơ sởĐể lý giải uyên nguyênThần đặt định văn hóaĐâu phải là ngẫu nhiên: “Còn rất nhiều khái niệm/ Về Phật Pháp diệu huyền”… Thế nào là tu luyệnĐâu mới là bản nguyên?Vũ trụ và Thần PhậtAn bài và cơ duyên? Còn rất nhiều khái niệmVề Phật Pháp diệu huyềnVề văn hóa tiền sửVề đức nghiệp, nợ duyên? Thế nào là Tam GiớiTrung tâm và biên duyên?Thiên hà và Thiên thểVới tầng tầng vô biên?…(*)Những bài học tu luyện:Truyền thuyết về Bát Tiên (1)Về Chân Vũ Đại Đế (2)Về du Thần, tản Tiên (3)…Thế nào là Phật, Đạo?Huyền sử về Thích Ca (4)Về Lão Tử, Khổng Tử (5)Về Mi-la-re-pa? (6)Truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa” (7)Có ngài Khương Tử NhaPhò Vũ Vương diệt TrụTrừ Đát Kỷ yêu ma…Truyện “Đông Chu Liệt Quốc” (8)Và Chư tử bách giaVới vô vàn điển cốBài học nào cho ta? “Truyện “Tây Du” kỳ thú/ Với nội hàm sâu xa…” Chuyện ‘Binh Tiên’ Hàn Tín (9)Thời Hán – Sở can quaTruyện “Tây Du” kỳ thú (10)Với nội hàm sâu xa…Truyện “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (11)Ngô – Thục – Ngụy tam giaTích: Tào Tháo lâm bệnhCầu Thần y Hoa Đà…“Đạt Ma Đông Du” ký (12)Trường Giang bóng xế tàCưỡi ngọn lau vượt sóngDiện bích chốn Ta BàChuyện Thiền Tông, Lục TổNhận Y Bát – cà saHuệ Năng và Thần TúLời kệ còn vang xa (13) “Chuyện Tế Công hòa thượng/ Vớt gỗ từ giếng ra”… Chuyện Tế Công hòa thượngVớt gỗ từ giếng raDùng Thần thông, Phật PhápĐiểm hóa cho muôn nhà… (14)Trương Tam Phong tầm ĐạoBao năm ròng bôn baKhắp núi Nam bể BắcDấu chân từng kinh qua (15)Chuyện Pháp Sư Khoan TịnhThăm Chín Phẩm Liên HoaQuay trở về trần thếSáu năm ròng trôi qua! (16)Chuyện A.Q ngờ nghệchNhưng sĩ diện, ba hoaY chết vì chấp trước?Hay bởi lũ ác tà?… (17)Còn nội hàm văn hóaTrong các áng thi caCủa Lý Bạch, Đỗ Phủ“Đường Tống bát đại gia”… (18)Còn có bộ “Tứ Kiếm”… (19)Trừ văn hóa dị tàVăn vốn dĩ tải ĐạoVật báu cho muôn nhà!Đó là chưa kể đếnVăn hóa Đại Việt taMấy nghìn năm lịch sửTruyền thống càng sâu xa:Bao thành ngữ, điển tíchCa dao và dân caNhững áng văn bất hủNhững thi hào, tác gia…(20)… “Còn nội hàm văn hóa/ Trong các áng thi ca”… Sinh mệnh là lạp tửTrong vũ trụ bao laĐồng hóa cùng Đại PhápTrên lộ trình Hồi giaLàm sao giảng Chân tướngCho muôn người, muôn nhàVà hồng dương Phật PhápViên dung việc thứ ba?…Chỉ đọc một cuốn sách?Đề cao và thăng hoaHay đọc nhiều cuốn sáchTùy thuộc vào chính ta… Vô danh cư sỹ – P/S: Vẫn còn chưa kể đếnNền văn hóa Phương TâyKiệt tác như: “Thần Khúc”,Nhiều đầu sách rất hay…V.v.. “Đồng hóa cùng Đại Pháp/ Trên lộ trình Hồi gia”… Chú thích:(*) Đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” và toàn bộ hệ thống Kinh Văn [Kinh Sách] của Pháp Luân Đại Pháp.Gợi ý một số đầu sách Văn hóa truyền thống tham khảo:(1) Đọc cuốn: “Bát Tiên Đông Du” – Tô Chẩn.(2) Đọc cuốn: “Bắc Du Chân Võ” – Dư Tượng Đấu/Lê Duy Thiện dịch.(3) Đọc cuốn: “Bát Tiên Đắc Đạo” – Khuyết danh/Nguyễn Đức Lân dịch.(4) Đọc cuốn: “Cuộc Đời Đức Phật” – A.F. Herold – Tịnh Minh dịch.(5) Đọc các cuốn sách về Lão Tử/ “Đạo Đức Kinh”; Khổng Tử/ “Ngũ Kinh”, ngoài ra còn có “Tứ Thư” do học trò của ông và hậu thế biên soạn.(6) Đọc cuốn: “Câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa” – Ban biên tập Minh Huệ.(7) Đọc cuốn: “Phong Thần Diễn Nghĩa” – Hứa Trọng Lâm.(8) Đọc cuốn: “Đông Chu Liệt Quốc” – Phùng Mộng Long; Các đầu sách và câu chuyện nổi tiếng của Bách gia chư tử…(9) Đọc cuốn: “Hán Sở Tranh Hùng” – Chân Vỹ; hoặc “Hán Sở Diễn Nghĩa”.(10) Đọc cuốn “Tây Du Ký” – Ngô Thừa Ân.(11) Đọc cuốn: “Tam Quốc Diễn Nghĩa” – La Quán Trung; [Lưu ý: Có thể đọc thêm cuốn “Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc và “Thủy Hử” của Thi Nại Am, cùng với bộ “Tây Du Ký” đã dẫn ở trên, hợp thành “Tứ Đại Danh Tác”].(12) Đọc cuốn: “Đạt Ma Đông Du” – Thanh Khê Đạo Nhân.(13) Đọc cuốn: “Truyện Lục Tổ Huệ Năng” – Ngô Trọng Đức.(14) Đọc cuốn: “Hòa Thượng Tế Điên” – Khánh Vân Cư Sỹ biên soạn.(15) Đọc các câu chuyện huyền sử về Trương Tam Phong. [Trang NTD; Epoch Times; Chánh Kiến].(16) Đọc cuốn: “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký” [qua lời kể của Pháp Sư Khoan Tịnh].(17) Đọc cuốn: “A.Q Chính Truyện” – Lỗ Tấn [Lưu ý: Tác giả và tác phẩm này không thuộc về thời kỳ Văn hóa truyền thống và nội hàm của Văn hóa truyền thống].(18) Đọc các trước tác thi ca của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu, Vương Bột, Hạ Tri Chương, Lục Du [đặc biệt là Thi phẩm: “Du Sơn Tây Thôn”], v.v… Cùng cuốn “Đường Tống Bát Đại Gia” và các trước tác của Tám đại văn hào này.(19) Tức bộ: “Tứ Kiếm Kỳ Thư”.(20) Đọc các trước tác Văn học sử thuộc văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục Việt Nam thông qua các triều đại lịch sử từ: Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn; Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ, Cổ huấn, Điển tích, Điển cố… Cùng các áng thơ văn bất hủ của các văn hào, tác gia nổi tiếng như: Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Khuyến, v.v và v.v… Bài thơ ph

Có nhiều người chia sẻ
Khá chân thành, tự tin:
“Tôi chỉ học Phật Pháp
Sách khác thì không xem!”
Vâng, học Pháp thật tốt
Đó là điều hiển nhiên
Nhưng nội hàm Đại Pháp
Sâu rộng và vô biên…
Vậy cần có cơ sở
Để lý giải uyên nguyên
Thần đặt định văn hóa
Đâu phải là ngẫu nhiên:
Thế nào là tu luyện
Đâu mới là bản nguyên?
Vũ trụ và Thần Phật
An bài và cơ duyên?
Còn rất nhiều khái niệm
Về Phật Pháp diệu huyền
Về văn hóa tiền sử
Về đức nghiệp, nợ duyên?
Thế nào là Tam Giới
Trung tâm và biên duyên?
Thiên hà và Thiên thể
Với tầng tầng vô biên?…(*)
Những bài học tu luyện:
Truyền thuyết về Bát Tiên (1)
Về Chân Vũ Đại Đế (2)
Về du Thần, tản Tiên (3)
…
Thế nào là Phật, Đạo?
Huyền sử về Thích Ca (4)
Về Lão Tử, Khổng Tử (5)
Về Mi-la-re-pa? (6)
Truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa” (7)
Có ngài Khương Tử Nha
Phò Vũ Vương diệt Trụ
Trừ Đát Kỷ yêu ma…
Truyện “Đông Chu Liệt Quốc” (8)
Và Chư tử bách gia
Với vô vàn điển cố
Bài học nào cho ta?
Chuyện ‘Binh Tiên’ Hàn Tín (9)
Thời Hán – Sở can qua
Truyện “Tây Du” kỳ thú (10)
Với nội hàm sâu xa…
Truyện “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (11)
Ngô – Thục – Ngụy tam gia
Tích: Tào Tháo lâm bệnh
Cầu Thần y Hoa Đà…
“Đạt Ma Đông Du” ký (12)
Trường Giang bóng xế tà
Cưỡi ngọn lau vượt sóng
Diện bích chốn Ta Bà
Chuyện Thiền Tông, Lục Tổ
Nhận Y Bát – cà sa
Huệ Năng và Thần Tú
Lời kệ còn vang xa (13)
Chuyện Tế Công hòa thượng
Vớt gỗ từ giếng ra
Dùng Thần thông, Phật Pháp
Điểm hóa cho muôn nhà… (14)
Trương Tam Phong tầm Đạo
Bao năm ròng bôn ba
Khắp núi Nam bể Bắc
Dấu chân từng kinh qua (15)
Chuyện Pháp Sư Khoan Tịnh
Thăm Chín Phẩm Liên Hoa
Quay trở về trần thế
Sáu năm ròng trôi qua! (16)
Chuyện A.Q ngờ nghệch
Nhưng sĩ diện, ba hoa
Y chết vì chấp trước?
Hay bởi lũ ác tà?… (17)
Còn nội hàm văn hóa
Trong các áng thi ca
Của Lý Bạch, Đỗ Phủ
“Đường Tống bát đại gia”… (18)
Còn có bộ “Tứ Kiếm”… (19)
Trừ văn hóa dị tà
Văn vốn dĩ tải Đạo
Vật báu cho muôn nhà!
Đó là chưa kể đến
Văn hóa Đại Việt ta
Mấy nghìn năm lịch sử
Truyền thống càng sâu xa:
Bao thành ngữ, điển tích
Ca dao và dân ca
Những áng văn bất hủ
Những thi hào, tác gia…(20)
…
Sinh mệnh là lạp tử
Trong vũ trụ bao la
Đồng hóa cùng Đại Pháp
Trên lộ trình Hồi gia
Làm sao giảng Chân tướng
Cho muôn người, muôn nhà
Và hồng dương Phật Pháp
Viên dung việc thứ ba?…
Chỉ đọc một cuốn sách?
Đề cao và thăng hoa
Hay đọc nhiều cuốn sách
Tùy thuộc vào chính ta…
Vô danh cư sỹ
– P/S: Vẫn còn chưa kể đến
Nền văn hóa Phương Tây
Kiệt tác như: “Thần Khúc”,
Nhiều đầu sách rất hay…
V.v..
Chú thích:
(*) Đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” và toàn bộ hệ thống Kinh Văn [Kinh Sách] của Pháp Luân Đại Pháp.
Gợi ý một số đầu sách Văn hóa truyền thống tham khảo:
(1) Đọc cuốn: “Bát Tiên Đông Du” – Tô Chẩn.
(2) Đọc cuốn: “Bắc Du Chân Võ” – Dư Tượng Đấu/Lê Duy Thiện dịch.
(3) Đọc cuốn: “Bát Tiên Đắc Đạo” – Khuyết danh/Nguyễn Đức Lân dịch.
(4) Đọc cuốn: “Cuộc Đời Đức Phật” – A.F. Herold – Tịnh Minh dịch.
(5) Đọc các cuốn sách về Lão Tử/ “Đạo Đức Kinh”; Khổng Tử/ “Ngũ Kinh”, ngoài ra còn có “Tứ Thư” do học trò của ông và hậu thế biên soạn.
(6) Đọc cuốn: “Câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa” – Ban biên tập Minh Huệ.
(7) Đọc cuốn: “Phong Thần Diễn Nghĩa” – Hứa Trọng Lâm.
(8) Đọc cuốn: “Đông Chu Liệt Quốc” – Phùng Mộng Long; Các đầu sách và câu chuyện nổi tiếng của Bách gia chư tử…
(9) Đọc cuốn: “Hán Sở Tranh Hùng” – Chân Vỹ; hoặc “Hán Sở Diễn Nghĩa”.
(10) Đọc cuốn “Tây Du Ký” – Ngô Thừa Ân.
(11) Đọc cuốn: “Tam Quốc Diễn Nghĩa” – La Quán Trung; [Lưu ý: Có thể đọc thêm cuốn “Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc và “Thủy Hử” của Thi Nại Am, cùng với bộ “Tây Du Ký” đã dẫn ở trên, hợp thành “Tứ Đại Danh Tác”].
(12) Đọc cuốn: “Đạt Ma Đông Du” – Thanh Khê Đạo Nhân.
(13) Đọc cuốn: “Truyện Lục Tổ Huệ Năng” – Ngô Trọng Đức.
(14) Đọc cuốn: “Hòa Thượng Tế Điên” – Khánh Vân Cư Sỹ biên soạn.
(15) Đọc các câu chuyện huyền sử về Trương Tam Phong. [Trang NTD; Epoch Times; Chánh Kiến].
(16) Đọc cuốn: “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký” [qua lời kể của Pháp Sư Khoan Tịnh].
(17) Đọc cuốn: “A.Q Chính Truyện” – Lỗ Tấn [Lưu ý: Tác giả và tác phẩm này không thuộc về thời kỳ Văn hóa truyền thống và nội hàm của Văn hóa truyền thống].
(18) Đọc các trước tác thi ca của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu, Vương Bột, Hạ Tri Chương, Lục Du [đặc biệt là Thi phẩm: “Du Sơn Tây Thôn”], v.v… Cùng cuốn “Đường Tống Bát Đại Gia” và các trước tác của Tám đại văn hào này.
(19) Tức bộ: “Tứ Kiếm Kỳ Thư”.
(20) Đọc các trước tác Văn học sử thuộc văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục Việt Nam thông qua các triều đại lịch sử từ: Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn; Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ, Cổ huấn, Điển tích, Điển cố… Cùng các áng thơ văn bất hủ của các văn hào, tác gia nổi tiếng như: Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Khuyến, v.v và v.v…
Bài thơ phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết đại diện lập trường của Đại Kỷ Nguyên. Ảnh minh hoạ: Shen Yun Performing Arts.